Ảnh minh họa
Trong đó, thu nội địa đạt 47,9% dự toán, bằng 97,1%; thu từ dầu thô đạt 61% dự toán, giảm 12,1%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 44% dự toán, giảm 20% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong đó, thu tiền sử dụng đất ước đạt 25,7% dự toán, bằng 44,6% so với cùng kỳ năm 2022, chủ yếu do ảnh hưởng của thị trường bất động sản suy giảm từ nửa cuối năm 2022, nhiều dự án ở địa phương không triển khai được công tác đấu giá, số thu nộp ngân sách trong những tháng đầu năm giảm mạnh.
Các khoản thu nội địa không bao gồm thu tiền sử dụng đất, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, thu cổ tức, lợi nhuận, lợi nhận sau thuế, chênh lệch thu chi của Ngân hàng Nhà nước và thu hồi vốn NSNN đầu tư tại các tổ chức kinh tế ước đạt 48,3% dự toán, xấp xỉ mức thu cùng kỳ năm 2022. Riêng thu từ 03 khu vực kinh tế (chiếm 53,3% dự toán thu nội địa) ước đạt 49,5% dự toán, tăng 4,2% so cùng kỳ. Tuy nhiên, không kể thuế thu nhập doanh nghiệp đạt khá so dự toán do doanh nghiệp đã tạm nộp 3/5 kỳ theo quy định, thì số thu của 03 khu vực này chỉ bằng 89,7% cùng kỳ năm 2022.
Các khoản thu tiến độ đạt thấp so dự toán như thu thuế bảo vệ môi trường ước đạt 20,8% dự toán, giảm 47% so với cùng kỳ chủ yếu do thực hiện chính sách giảm thuế bảo vệ môi trường đối vưới các mặt hàng xăng, dầu (dự kiến thực hiện chính sách tác động làm giảm thu khoảng 38 nghìn tỷ đồng chưa được dự toán); các loại phí, lệ phí ước đạt 40,3% dự toán, giảm 11,2% so với cùng kỳ.
Về số thu trên địa bàn, ước tính có 17/63 địa phương thực hiện thu nội địa 5 tháng đạt trên 48% dự toán; 13/63 địa phương có tăng trưởng thu so với cùng kỳ, trong khi có tới 50 địa phương thu thấp hơn so với cùng kỳ.
Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Quốc hội đề xuất giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng như đã áp dụng trong năm 2022 (dự kiến thực hiện chính sách trong 6 tháng cuối năm 2023 tác động làm giảm thu NSNN khoảng 24 nghìn tỷ đồng); đã xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp về dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ giảm tiền thuê đất năm 2023 (dự kiến tác động làm giảm thu NSNN khoảng 3,5 nghìn tỷ đồng) và dự thảo Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước (dự kiến tác động làm giảm thu NSNN trong thời gian gia hạn khoảng 11 nghìn tỷ đồng), để trình Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ xem xét, ban hành.
Cũng theo báo cáo, luỹ kế chi 5 tháng ước đạt 653,1 nghìn tỷ đồng, bằng 31,5% dự toán, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó: chi đầu tư phát triển ước đạt 21,6% dự toán Quốc hội quyết định, bằng 22,22% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 20,8% kế hoạch (gồm kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao 707 nghìn tỷ đồng và kế hoạch các địa phương giao tăng thêm khoảng 48,3 nghìn tỷ đồng so kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao), tăng 35,5% (khoảng 41,2 nghìn tỷ đồng) so với cùng kỳ năm 2022; chi trả nợ lãi ước đạt khoảng 41,8% dự toán, giảm 2,3%; chi thường xuyên ước đạt 38,6% dự toán, tăng 5,6% so cùng kỳ năm 2022.
Các nhiệm vụ chi ngân sách trong 5 tháng đầu năm được thực hiện theo dự toán, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước và thanh toán các khoản nợ đến hạn, đảm bảo kinh phí phòng, chống dịch, các nhiệm vụ chi an sinh xã hội, chăm lo cho các đối tượng hưởng lương, lương hưu và trợ cấp xã hội từ NSNN. Bên cạnh đó, thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đã thực hiện xuất cấp 18,3 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ, cứu đói cho nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt đầu năm.
Riêng về chi đầu tư phát triển, Bộ Tài chính đã nhận được báo cáo phân bổ kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2023 của 50/52 bộ, cơ quan trung ương (chưa nhận được báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam) và 63/63 địa phương. Trong đó, tổng số kế hoạch vốn các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã phân bổ chi tiết đạt 97,89% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (không kể kế hoạch vốn các địa phương giao tăng thêm 48,3 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao từ các nguồn tăng thu, kết dư ngân sách địa phương,…thì đạt 91,06%); kế hoạch vốn chưa phân bổ chi tiết là 63,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 8,94% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (trong đó: 24 bộ, cơ quan trung ương là 10,8 nghìn tỷ đồng; 42 địa phương là 52,4 nghìn tỷ đồng).
Cân đối ngân sách trung ương và ngân sách các cấp địa phương được đảm bảo. Tính đến ngày 25/5/2023, đã thực hiện phát hành gần 162,3 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, kỳ hạn bình quân 12,18 năm, lãi suất bình quân 3,8 %/năm.