I. TÌNH HÌNH CHUNG:
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 năm 2018 tăng 0,33% so tháng trước, tăng 4,61% so cùng tháng năm trước và tăng 2,36% so với tháng 12 năm trước. So tháng trước khu vực thành thị tăng 0,34%; nông thôn tăng 0,33%.
Theo số liệu của Cục Thống kê, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 07 nhóm hàng hóa chỉ số giá tăng gồm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống; May mặc, mũ nón, giày dép; Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng; Thiết bị và đồ dùng gia đình; Giáo dục; Văn hóa, giải trí và du lịch; Hàng hóa và dịch vụ khác. Có 01 nhóm hàng hóa có chỉ số giảm: Giao thông. Có 03 nhóm Thuốc và dịch vụ y tế; Bưu chính viễn thông; Đồ uống và thuốc lá ổn định, không có sự tăng giảm so tháng trước.
II. DIỄN BIẾN MỘT SỐ NHÓM HÀNG CHÍNH:
Nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống:
Chỉ số nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,62% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 4,84%, tăng 3,28% so với tháng 12 năm trước. Trong đó:
Lương thực tăng 0,23% so tháng trước. Từ đầu tháng 8 đến nay, giá thóc trên địa bàn tỉnh bắt đầu tăng, do thời điểm qua mùa thu hoạch lúa. Giá thóc tăng gây sức ép khiến chi phí đầu vào sản xuất gạo tăng, tác động đến giá gạo bán buôn và bán lẻ trên thị trường tăng theo.
Thực phẩm tăng 0,72% so tháng trước. So với tháng trước, giá thịt lợn tiếp tục tăng. Do giá lợn hơi vẫn tiếp tục tăng từ 2.000 - 3.000 đồng/kg trong tháng, từ đó gây ảnh hưởng đến mức biến động tăng giảm của các mặt hàng thịt lợn như thịt lợn mông sấn, nạc thăn, ba chỉ, mỡ và sườn. Cụ thể giá: Thịt lợn mông sấn ở mức 100.000 -105.000 đồng/kg, thịt nạc thăn 100.000 đồng/kg, sườn lợn thăn 95.000 đồng/kg. Mặt hàng thịt lợn tăng thêm trong tháng tác động các sản phẩm chế biến từ thịt lợn như lợn quay, giò chả các loại tăng thêm 0,14% so tháng trước.
Trong tháng trùng với thời điểm rằm tháng 7 Âm lịch lễ Vu lan báo hiếu, tập quán tại địa phương nhu cầu tổ chức lễ báo hiếu, nên nhu cầu hoa, quả tươi, một số mặt hàng thực phẩm, hang hóa khác hương vàng…
Nhóm mặt hàng rau, củ quả tiếp tục tăng 2,87% so tháng trước. Nguồn cung ứng mặt hàng bán buôn chủ yếu từ các đầu mối ngoại tỉnh, do sản lượng rau sản xuất được trong tỉnh đang đạt thấp, dẫn tới chi phí trung gian tăng là nguyên nhân chính dẫn tới giá rau củ tiêu dùng tăng.
Trong khi đó, nhóm hoa quả tươi giảm giá, do giá mặt hàng cam giảm. Thực tế trên địa bàn tỉnh hiện nay, sản phẩm cam sành vỏ xanh không còn được người dân ưa chuộng, một phần đến từ việc liên quan đến các luồng thông tin về việc sản xuất cam trái vụ sử dụng hoá chất kích thích sinh trưởng.
2. Nhóm Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD:
Chỉ số nhóm Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,06% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 3,93%, tăng 1,94% so với tháng 12 năm trước. Giá thép xây dựng trên địa bàn tỉnh có sự điều chỉnh giảm giá từ đầu tháng và ổn định cho đến nay. Bên cạnh, giá điện, nước sinh hoạt tiếp tục tăng làm chỉ số chung nhóm này tăng so tháng trước.
3. Nhóm Giao thông:
Chỉ số nhóm Giao thông giảm 0,01% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 9,18%, tăng 5,68% so với tháng 12 năm trước. Mặc dù giá xăng dầu bình quân tăng, tuy nhiên trong nhóm này giá mặt hàng xe Honda Wave RS giảm 500.000 đồng/xe và giá cước tàu hoả được điều chỉnh giảm.
4. Nhóm May mặc, mũ nón, giầy dép:
Chỉ số nhóm May mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,94% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 2,84%, giảm 0,09% so với tháng 12 năm trước. Đúng vào thời điểm tháng chuẩn bị năm học mới, trải dàn tất cả các cấp học từ Mầm non đến Đại học nên nhu cầu mua sắm quần áo, giày dép, ba lô, vải vóc phục vụ may mặc tăng so tháng trước.
5. Nhóm Thiết bị và đồ dùng gia đình:
Chỉ số nhóm Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,04% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 0,20%, tăng 0,18% so với tháng 12 năm trước. Sang tháng 8 trở đi, nhu cầu tiêu dùng các loại mặt hàng điện lạnh như máy lạnh, tủ lạnh, điều hoà, quạt không còn cao như những tháng trước, giá của một số mặt hàng trong những nhóm này qua đó giảm theo. Tuy nhiên giá của các loại đồ dùng gia đình khác lại tăng, bao gồm đồ điện, đồ gia dụng.
6. Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác:
Chỉ số nhóm Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,33% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 4,77%, tăng 4,05% so với tháng 12 năm trước. Bước sang sáng là thời điểm nhu cầu làm đẹp, uố sấy tóc bắt đầu tăng trở lại. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng biến động giá xăng dầu tăng nhanh trong những tháng gần đây khiến mức giá dịch vụ xe hoa tăng theo.
7. Chỉ số giá vàng và giá đô la Mỹ:
Chỉ số giá vàng giảm 1,54% so tháng trước, giảm 0,15% so cùng tháng năm trước, giảm 1,03% so với tháng 12 năm trước. Thị trường giá vàng trong tháng tiếp tục giảm so tháng trước, mức giá hiện tại thời điểm ngày 21/8/2018 ở mức 3.465.000 đồng/chỉ tại thị trường thành phố Hà Tĩnh. Đây là lần đầu tiên trong vòng 1 năm qua giá vàng xuống dưới mốc 3.500.000 đồng/chỉ. Bình quân giá vàng trong tháng là 3.545.932 đồng/chỉ.
Chỉ số giá đô la Mỹ tăng 1,16% so tháng trước, tăng 2,98% so cùng tháng năm trước, tăng 2,88% so với tháng 12 năm trước. Giá USD bình quân thị trường Hà Tĩnh ngày 21/8/2018 mức giá bán ra 2.355.000 đồng/100USD.
8. Dự báo tình hình giá cả thị trường tháng 9/2018:
Chỉ số giá hàng hoá và dịch vụ tháng 9/2018 dự kiến tiếp tục tăng giá. Nguyên nhân chủ yếu nằm ở việc giá thịt và lương thực chưa có dấu hiệu giảm. Giá văn phòng phẩm và hàng may mặc dự kiến tiếp tục tăng.
III. KẾT QUẢ QUẢN LÝ VÀ CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC GIÁ – CÔNG SẢN THÁNG 8/2018:
Xem chi tiết tại văn bản đính kèm ...
Đính kèm tại đây.