1. Về giao kế hoạch vốn năm 2021: Tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 được giao theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, Quyết định của UBND tỉnh 9 tháng đầu năm là 9.421 tỷ đồng1 , trong đó: 1.1. Vốn địa phương quản lý: 8.771 tỷ đồng, bao gồm: a) Vốn cấp tỉnh quản lý: 6.590 tỷ đồng, trong đó: - Vốn bổ sung có mục tiêu từ NSTW: 3.933 tỷ đồng (kế hoạch vốn năm 2021 là 3.372 tỷ đồng; kế hoạch vốn năm 2020 kéo dài là 561 tỷ đồng); - Vốn nước ngoài (ODA): 972 tỷ đồng (kế hoạch vốn năm 2021 là 926 tỷ đồng; kế hoạch vốn năm 2020 kéo dài là 46 tỷ đồng); - Vốn ngân sách địa phương cấp tỉnh: 1.685 tỷ đồng (kế hoạch vốn năm 2021 là 693 tỷ đồng; kế hoạch vốn năm 2020 kéo dài là 992 tỷ đồng); b) Vốn cấp huyện, cấp xã quản lý: 2.181 tỷ đồng. 1.2. Vốn trung ương đầu tư trên địa bàn: 650 tỷ đồng. 2. Kết quả thực hiện và giải ngân các nguồn vốn Tổng giá trị giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đến hết ngày 30/9/2021 đạt 6.743 tỷ đồng, bằng 71,6% kế hoạch; cao hơn so với bình quân chung cả nước (ước đạt 47,38%2 ). (Nếu loại trừ khoản vốn bố trí thu hồi ứng trước thì tỷ lệ giải ngân đạt 61% kế hoạch và cao hơn bình quân chung cả nước). Cụ thể tình hình triển khai theo các nhóm nguồn vốn như sau: 2.1. Vốn địa phương quản lý giải ngân đến 30/9/2021 đạt 6.419 tỷ đồng, bằng 73,2% kế hoạch; bao gồm: a) Vốn cấp tỉnh quản lý giải ngân đạt 4.456 tỷ đồng, bằng 67,6% kế hoạch; trong đó: 1 Trong đó số vốn bố trí để thu hồi ứng trước nguồn NSTW là 2.594 tỷ đồng. 2 Theo Báo cáo số 6515/BC-BKHĐT ngày 27/9/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 2 - Vốn bổ sung có mục tiêu từ NSTW giải ngân đạt 3.316 tỷ đồng, bằng 84,3% kế hoạch; trong đó, giải ngân vốn thu hồi ứng trước là 2.569 tỷ đồng. - Vốn nước ngoài giải ngân đạt 332 tỷ đồng, bằng 34,2% kế hoạch; - Vốn ngân sách địa phương cấp tỉnh giải ngân đạt 808 tỷ đồng, bằng 48% kế hoạch. b) Vốn cấp huyện, cấp xã quản lý giải ngân đạt 1.963 tỷ đồng, bằng 90% kế hoạch. 1.2. Vốn trung ương đầu tư trên địa bàn giải ngân đạt 324 tỷ đồng, bằng 49,8% kế hoạch. (Chi tiết theo Phụ lục số 01 đính kèm) Nhìn chung, 9 tháng đầu năm 2021 các đơn vị, địa phương đã nỗ lực trong việc triển khai thực hiện và giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản; tỷ lệ giải ngân đạt cao hơn bình quân chung cả nước, nhiều dự án đã giải ngân hết kế hoạch vốn,... Tuy vậy, tiến độ triển khai và giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn vẫn còn chậm và chưa đạt yêu cầu. Cụ thể: - Tổng số vốn giải ngân 9 tháng của cả tỉnh đạt 6.743 tỷ đồng; nhưng trong đó, giải ngân vốn thu hồi ứng trước là 2.569 tỷ đồng (chiếm 38% tổng vốn giải ngân), số vốn giải ngân trong thực tế chỉ đạt 4.174 tỷ đồng, bằng 62% kế hoạch). - Số vốn kế hoạch các năm trước được kéo dài mới giải ngân đạt 788/1.600 tỷ đồng bằng 49% kế hoạch; còn hơn 812 tỷ đồng vốn kéo dài đến nay chưa giải ngân; - Theo số liệu báo cáo của Kho bạc Nhà nước tỉnh, nếu loại trừ phần vốn thu hồi ứng trước thì đến hết ngày 30/9/2021: + Trên địa bàn tỉnh còn 213 dự án và 48 đơn vị, chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 70% kế hoạch; trong đó, có 85 dự án chưa giải ngân, chưa đảm bảo tỷ lệ giải ngân theo tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh tại Thông báo số 235/TB-UBND ngày 11/7/2021. (Chi tiết theo các Phụ lục số 02,03 đính kèm). + Các dự án do các Ban quản lý dự án chuyên ngành, khu vực và UBND các huyện, thành phố, thị xã làm chủ đầu tư có tổng kế hoạch vốn năm 2021 và các năm trước chuyển sang là 5.657 tỷ đồng (đã bao gồm thu hồi vốn ứng trước kế hoạch), chiếm 64% tổng kế hoạch vốn cấp tỉnh quản lý, giải ngân đến 30/9/2021 đạt 3.898 tỷ đồng, bằng 69% kế hoạch. Bên cạnh một số địa phương, đơn vị có tiến độ giải ngân tốt, đạt tỷ lệ cao hơn bình quân của tỉnh3 thì còn 08 địa phương và 03 Ban quản lý dự án tỉnh có tỷ lệ giải ngân 9 tháng đạt dưới 70% kế hoạch, cụ thể: UBND các huyện Hương Khê (67,3%), Hồng Lĩnh (63,4%), Đức Thọ (61,7%), Hương Sơn (61,1%), Nghi Xuân (54,7%), Thạch Hà (44,7%), Lộc Hà (25,4%) và thành phố Hà Tĩnh (41%); Ban QLDA đầu tư XDCT NN &PTNT (56,6%); Ban QLDA ĐTXD khu vực Khu kinh tế tỉnh (56,7%); Ban QLDA đầu tư XDCT Dân dụng và CN (48,8%). (Chi tiết theo Phụ lục số 04 đính kèm). + Một số dự án có tổng vốn kế hoạch lớn nhưng tỷ lệ giải ngân còn đạt thấp, như: Dự án "Hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện tỉnh Hà Tĩnh" thuộc dự án BIIG2 3 Gồm: UBND các huyện Kỳ Anh (82,5%), Vũ Quang (79,6%), Cẩm Xuyên (78,1%), Can Lộc (77,1%), thị xã Kỳ Anh (89,8%) và Ban QLDA đầu tư XDCT giao thông tỉnh (73%). 3 (giải ngân 152/422 tỷ đồng KHV đạt 36%); Dự án Phát triển tổng hợp các đô thị động lực - Tiểu dự án đô thị Kỳ Anh (vay vốn WB) (giải ngân 37/179 tỷ đồng KHV đạt 20,4%); Dự án Cải tạo và nâng cấp Hệ thống tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và thoát lũ cho vùng Bắc Thạch Hà, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu (giải ngân 24/102 tỷ đồng KHV đạt 23,4), Dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai (giải ngân 16/98 tỷ đồng KHV đạt 16,4%)... Chi tiết theo Phụ lục số 05 đính kèm. 3. Về một số khó khăn, hạn chế và nguyên nhân Nhìn chung, 9 tháng đầu năm 2021 các đơn vị, địa phương đã nỗ lực trong việc triển khai thực hiện và giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Tuy vậy, công tác giải ngân vẫn chưa đáp ứng yêu cầu về tiến độ theo kế hoạch vốn được giao. Việc giải ngân vốn đầu tư chậm do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan như: Công tác giải phòng mặt bằng, đấu thầu, thay đổi chính sách và quy định, năng lực chủ đầu tư, nhà thầu, việc tránh thanh toán vốn nhiều lần, chờ thanh toán một lần của chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu, tính chất đặc thù của chi đầu tư, niên độ ngân sách nhà nước 1 năm, giao kế hoạch vốn đầu năm, quyết toán cuối năm nên kế hoạch thực hiện và thi công xây dựng các công trình, dự án cũng phụ thuộc vào kế hoạch vốn,... Bên cạnh đó, năm 2021 là năm chuyển tiếp giữa 2 nhiệm kỳ và kiện toàn tổ chức, bộ máy, nhân sự gắn với đại hội Đảng và bầu cử Quốc hội, HĐND, UBND các cấp; năm đầu tiên của một chu kỳ kế hoạch mới ưu tiên đầu tư công tập trung chủ yếu vào công tác chuẩn bị cho giai đoạn 5 năm tới. Đối với các dự án khởi công mới trong giai đoạn 2021-2025 tập trung công tác chuẩn bị đầu tư những tháng đầu năm và chỉ triển khai thực hiện sau khi được giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; Cụ thể: - Dịch bệnh COVID -19 bùng phát, các địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội triệt để hơn nên tác động đến các hoạt động tư vấn như khảo sát, thiết kế và thi công công trình, việc huy động nhân, vật lực, phương tiện để thực hiện khảo sát, thi công gặp khó khăn; giá cả vật liệu biến động, tăng liên tục (sắt, thép…) nên có một số nhà thầu thi công cầm chừng. Một số dự án do các đơn vị tư vấn ở ngoại tỉnh (Hà Nội, Sài Gòn,…) nên công tác khảo sát, đi lại để trình thẩm định khó khăn đã ảnh hưởng đến tiến độ. - Cơ chế chính sách: Theo quy định của Luật Xây dựng, các dự án khởi công mới được bố trí vốn đầu năm, mất nhiều thời gian (từ 6 đến 8 tháng) làm các thủ tục chuẩn bị đầu tư triển khai thực hiện dự án nên không giải ngân hết vốn được giao. - Việc xây dựng kế hoạch vốn của một số chủ đầu tư chưa sát với tiến độ triển khai thực hiện dự án; Một số dự án chuyển tiếp đã quá thời gian quy định nhưng chưa báo cấp có thẩm quyền cho phép kéo dài thời gian bố trí vốn, gia hạn Hiệp định, điều chỉnh chủ trương đầu tư; bố trí vốn cho dự án chưa hoàn thành thủ tục gia hạn thời gian giải ngân, đang trong thời gian đàm phán hoặc chưa ký hiệp định vay … - Công tác tổ chức triển khai thực hiện tại một số đơn vị, địa phương còn bất cập; các cấp, các ngành chưa thực sự vào cuộc, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chưa được đề cao, chưa rõ nét; công tác tuyên truyền người dân về chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng chưa bảo đảm tính minh bạch, công bằng; người dân chưa đồng thuận, khiếu kiện về chính sách đền bù, yêu cầu xác định giá bồi thường 4 sát giá thị trường; công tác đôn đốc nhà thầu triển khai thi công chưa quyết liệt và hiệu quả. - Năng lực thực tế của đơn vị tư vấn thiết kế hạn chế dẫn đến hồ sơ phải chỉnh sửa nhiều lần khi trình thẩm định, phê duyệt làm chậm trễ công tác đấu thầu và ký hợp đồng xây lắp. - Vướng mắc trong triển khai và thực hiện các dự án ODA: (i) Một số dự án ODA chưa có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nên chưa đủ điều kiện phân bổ kế hoạch vốn chi tiết; (ii) Một số dự án đã hết hạn mức rút vốn, phải điều chỉnh dự án và ký phụ lục hợp đồng vay lại mới đủ điều kiện rút vốn; (ii) Một số dự án thực hiện các bước đều phải xin ý kiến của Ban Quản lý dự án Trung ương, Nhà tài trợ nên thời gian trình thẩm định phê duyệt hồ sơ thiết kế, hồ sơ lựa chọn nhà thầu bị kéo dài; (iii) Một số dự án có đặc thù riêng, có quy trình giải ngân đặc thù, khối lượng khoanh nuôi, bảo vệ rừng cần theo quy trình ngành Lâm nghiệp nên giải ngân chủ yếu vào cuối năm dương lịch,... 4. Về một số nhiệm vụ, giải pháp thực hiện trong các tháng cuối năm 2021. Để triển khai kế hoạch đầu tư phát triển năm 2021 đảm bảo mục tiêu đúng tiến độ, nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; các ngành, các cấp cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý đầu tư và xây dựng trong tất cả các khâu từ công tác quy hoạch, kế hoạch, huy động vốn đầu tư đến công tác chuẩn bị đầu tư, tổ chức thực hiện, nghiệm thu đưa vào sử dụng và thanh, quyết toán, trong đó tập trung các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau: (i). Tiếp tục thực hiện nghiêm túc và đồng bộ các giải pháp, tháo gỡ kịp thời các rào cản, khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29/6/2021; Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 09/9/2021; Công điện số 1082/CĐ-TTg ngày 16/8/2021; của UBND tỉnh tại Chương trình hành động số 70/CTr-UBND ngày 15/3/2021, Kế hoạch số 271/KH-UBND ngày 29/7/2021, Thông báo số 235/TB-UBND ngày 11/7/2021, Văn bản số 986/UBNDTH2 ngày 24/02/2021, Văn bản số 3098/UBND-TH2 ngày 21/5/2021, Văn bản số 3787/UBND-TH2 ngày 16/6/2021, Văn bản số 5470/UBND-TH2 ngày 19/8/2021, Công điện số 12/CĐ-UBND ngày 27/8/2021, trong đó, đặc biệt chú trọng thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau: - Khẩn trương hoàn thành thủ tục đầu tư đối với các dự án khởi công mới đã được bố trí kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020, 2021; Chủ động triển khai lập, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư đối với các dự án dự kiến khởi công mới trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2022 đảm bảo chất lượng, tiến độ, đúng quy định. - Ưu tiên bố trí đủ kinh phí để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với phần diện tích có đủ điều kiện; phần vốn còn lại mới bố trí cho phần xây lắp và chi phí khác; tuyệt đối không cho nhà thầu tạm ứng vốn khi chưa bàn giao mặt bằng hoặc chưa đảm bảo các điều kiện khởi công công trình theo quy định của Pháp luật về xây dựng. 5 - Lập kế hoạch giải ngân chi tiết cho từng dự án, nhất là các dự án trọng điểm, dự án có vốn lớn. (ii). Phân công trách nhiệm từng đồng chí Lãnh đạo cơ quan, đơn vị phụ trách trực tiếp từng lĩnh vực đầu tư, theo dõi tiến độ thực hiện, giải ngân của từng dự án. Thường xuyên kiểm tra thực địa, tổ chức giao ban định kỳ hàng tuần với Ban quản lý dự án, các nhà thầu để kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý (đối với nội dung vượt thẩm quyền); kiên quyết không để chậm những việc thuộc thẩm quyền được giao và phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành liên quan. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị với kết quả giải ngân, coi đây là căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ năm 2021, là căn cứ để đánh giá cán bộ, bình xét thi đua khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ. Trường hợp không hoàn thành kế hoạch giải ngân theo tiến độ đề ra, phải kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, người đứng đầu, cá nhân có liên quan; kiên quyết chống trì trệ, tiêu cực trong đầu tư công; điều chuyển, kiểm điểm, xử lý những trường hợp làm chậm, sai phạm theo quy định. (iii). Chủ động rà soát, dự kiến khả năng giải ngân kế hoạch vốn năm 2021 và kế hoạch vốn năm 2020 được phép kéo dài sang năm 2021 của từng dự án. Trường hợp dự kiến không giải ngân hết kế hoạch vốn được giao, gửi báo cáo bằng Văn bản về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, điều chuyển vốn cho các dự án khác. Các đơn vị không có phương án đề xuất dẫn đến kế hoạch vốn bị hủy bỏ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh. (iv). Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai rà soát, đánh giá toàn diện năng lực các đơn vị Chủ đầu tư, đơn vị tư vấn và xây lắp trên địa bàn; lấy kết quả kiểm tra, rà soát làm căn cứ để giao dự án mới và xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho các dự án đầu tư công trên địa bàn. Đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo quy định./.
/imagess/seoworld/4151._Giai_ngan_von_dau_tu_cong_9_thang_nam_2021_tinh_Ha_Tinh.pdf
/imagess/seoworld/Phu_bieu.pdf