Theo số liệu của Cục Thống kê Hà Tĩnh, chỉ số CPI tháng 12 tăng nhẹ 0,02% so với tháng trước, tăng 0,11% so với cùng kỳ năm trước. trong đó, khu vực thành thị tăng 0,01% so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước tăng 1,07%; Khu vực nông thôn tăng 0,03% so với tháng trước và giảm 0,34% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có 05 nhóm hàng hóa chỉ số giá tăng so với tháng trước: May mặc, mũ nón, giày dép; Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng; Thiết bị và đồ dùng gia đình; Giao thông; Hàng hoá và dịch vụ khác. Có 02 nhóm hàng hóa chỉ số giá giảm so với tháng trước gồm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống; Bưu chính viễn thông. Có 04 nhóm không biến động so với tháng trước gồm: Đồ uống và thuốc lá; Thuốc và dịch vụ y tế; Giáo dục; Văn hóa, giải trí và du lịch. 2. Diễn biến một số nhóm hàng chính: 2.1. Lương thực, thực phẩm: a) Lương thực: Chỉ số giá lương thực tăng 0,22% so với tháng trước, so với cùng tháng năm trước tăng 6,03%. Giá gạo và các mặt hàng chế biến từ gạo như bún, bánh phở tiếp tục tăng do nguồn cung ứng gạo trên địa bàn tỉnh vẫn phụ thuộc vào nguồn gạo nhập từ các tỉnh khác trong nước. Trong bối cảnh nguồn lúa gạo tự sản xuất trong tỉnh đang ở mức thấp do những thiệt hại của thiên tai thì xu thế giá mặt hàng này tăng lên. b) Thực phẩm: Nhóm hàng thực phẩm chỉ số giá chung giảm 1,85% so với tháng trước, so với cùng tháng năm trước giảm 2,24%. Trong đó thịt gia súc giảm 3,22%, thịt gia cầm giảm 1,51%, thủy hải sản tươi sống giảm 0,23%. Giá thịt lợn hơi và thịt lợn thành phẩm tiếp tục giảm trong tháng. Dịch bệnh tả lợn châu Phi đang tái xuất hiện trên địa bàn tỉnh đã tác động đến tâm lý người tiêu dùng và cả người sản xuất muốn bán sớm tránh dịch. Mặc dù về cuối tháng 12, giá thịt lợn hơi tăng trở lại, nhưng mức tăng thấp và chưa ổn định. Do đó, giá thịt lợn thành phẩm và các mặt hàng chế biến từ thịt như giò chả, thịt quay các loại bình quân chung vẫn đang giảm so với các tháng trước. Bên cạnh, mặt hàng hoa quả tươi các loại giảm 1,80% do giá cam sành nhập ngoại tỉnh, chanh quả, xoài giảm giá. Cùng với đó, giá các loại rau, củ quả giảm mạnh giá, giảm 7,52% so với tháng trước. Sau khi tăng giá mạnh trong hai tháng trước do nguồn cung bị ảnh hưởng bởi mưa lũ thì sang tháng 12, giá rau củ quả các loại ổn định trở lại. 2.2. Nhóm Thiết bị và đồ dùng gia đình: Chỉ số giá tiêu dùng nhóm Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,18% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 0,89%.Thói quen, tâm lý mua sắm đồ dùng vào dịp cuối năm là những yếu tố chính ảnh hưởng đến nhu cầu và giá cả các mặt hàng trong nhóm này. Đặc biệt là các đồ dùng nhà bếp, đồ dùng nội thất. Bên cạnh đó, do thời tiết chuyển rét khiến các mặt hàng như chăn, đệm, thiết bị giữ ấm các loại tăng giá. 2.3. Nhóm Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD: Chỉ số nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD tăng 1,25% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 1,02%.Giá thép nguyên liệu, thép phế liệu trong và ngoài nước tăng giá mạnh trong thời gian qua đã ảnh hưởng mạnh đến giá sắt, thép xây dựng trong nước. Giá cả liên tục được các nhà máy và đầu mối bán buôn điều chỉnh tăng. Bên cạnh đó, nhu cầu xây dựng cuối năm tăng cũng ảnh hưởng đến giá sắt, thép bán lẻ trên thị trường tỉnh Hà Tĩnh. Trong khi đó, giá điện sinh hoạt bình quân tăng do sản lượng tiêu dùng bình quân tăng hơn tháng trước. Nguyên nhân chủ yếu do thời tiết chuyển rét đậm, rét lạnh hơn tháng trước, nhu cầu sử dụng thiết bị điện giữ ấm tăng hơn. Bên cạnh đó, chu kỳ tính giá điện tháng trước rơi vào hai đợt lũ, thời gian sử dụng điện tháng trước thấp hơn tháng này. Trong khi chính sách giảm giá điện sang tháng sau mới được đơn vị quản lý 2.4. Nhóm May mặc, mũ nón, giầy dép: Chỉ số giá tiêu dùng nhóm May mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,57% so với tháng trước, so với cùng tháng năm trước tăng 1,76%. Với điều kiện thời tiết chuyển rét đậm nên một số mặt hàng may mặc giữ ấm, áo khoác, bít tất các loại, giày dép, đồ bộ thể thao tiếp tục tăng giá. 2.5. Vàng và ngoại tệ: Xem nội dung chi tiết, đầy đủ tại đây