UBND TỈNH HÀ TĨNH
SỞ TÀI CHÍNH
Số: 3106/BC-STC
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Tĩnh, ngày 10 tháng 8 năm 2018
|
BÁO CÁO
Đánh giá tình hình thực hiện dự toán NSNN năm 2018; xây dựng dự toán NSNN năm 2019 và kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2019 - 2021
Thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 24/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019; Thông tư số 54/2018/TT-BTC ngày 08/6/2018 của Bộ Tài chính về hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2019-2021; Trên cơ sở nhiệm vụ UBND tỉnh Hà Tĩnh giao và tình hình thực tế của địa phương, Sở Tài chính Hà Tĩnh xin tổng hợp, báo cáo Bộ Tài chính tình hình thực hiện dự toán NSNN năm 2018; xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2019 - 2021cụ thểnhư sau:
I. Tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2018
Năm 2018 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020; năm thứ nhất thực hiện Kế hoạch tài chính ngân sách Nhà nước 03 năm 2018-2020; bên cạnh những thuận lợi vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức mà tỉnh Hà Tĩnh đang phải đối mặt: Những hạn chế nội tại của nền kinh tế; ảnh hưởng của sự cố môi trường biển ở 4 tỉnh Miền Trung; tình hình an ninh trật tự tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định; thời tiết diễn biến bất thường, phức tạp; các cơn lũ, bão trong năm 2017 đã để lại nhiều hậu quả nặng nề … Trên cơ sở các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ; ngay từ đầu năm, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo kịp thời các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực; cùng với sự vào cuộc nghiêm túc, quyết liệt của các cấp, ngành, địa phương bằng các chương trình hành động cụ thể, nên tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh nhà trong 6 tháng đầu năm 2018 đã tiếp tục có chuyển biến tích cực, tăng trưởng vượt bậc, đã có nhiều điểm sáng và tạo được sức lan tỏa mạnh mẽ; trong đó, tình hình thực hiện thu, chi ngân sách 6 tháng đầu năm đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau:
1. Về nhiệm vụ thu ngân sách
1.1.Tình hình thực hiện thu ngân sách 6 tháng đầu năm 2018
a) Thu ngân sách nội địa trên địa bàn Hà Tĩnh 6 tháng đầu năm 2018đạt 3.099 tỷ đồng, bằng 52% dự toán tỉnh giao, bằng 57% so với dự toán Bộ Tài chính giao và bằng 119% so với cùng kỳ (Bao gồm: Cục Thuế thu 1.910 tỷ đồng, đạt 54,1% dự toán; Khối huyện, xã thu 1.189 tỷ đồng, đạt 48,1% dự toán). Nếu loại trừ tiền sử dụng đất (612 tỷ đồng) và xổ số kiến thiết (4,9 tỷ đồng) thì thu nội địa đạt 2.482 tỷ đồng, bằng 51,9% dự toán tỉnh và 55,2% dự toán Bộ Tài chính giao đầu năm.
Nhìn chung, thu ngân sách nội địa 6 tháng đầu năm 2018 vượt so với dự toán HĐND tỉnh giao; trong đó, một số chỉ tiêu giao thu lớn có tiến độ thực hiện đạt dự toán giao như: Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 764/1.180 tỷ đồng = 65%; Thu cấp quyền sử dụng đất: 612/1.200 tỷ đồng = 51%; Thu phí và lệ phí: 69/113 tỷ đồng = 61%; Lệ phí trước bạ: 144/275 tỷ đồng = 52%. Bên cạnh đó một số chỉ tiêu tiến độ thực hiện còn thấp so với dự toán giao như: Thu từ DNNN: 586/1.324 tỷ đồng = 44%; Thu công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh: 343/750 tỷ đồng = 46%; Tiền thuê đất, mặt nước: 51/114 tỷ đồng = 45%; Thu xổ số kiến thiết: 5/13 tỷ đồng =38%; Cấp quyền khai thác khoáng sản: 5/45,8 tỷ đồng = 11%.
Đối với cấp huyện, số thu ngân sách nội địa trong 6 tháng đầu năm đạt 48% dự toán HĐND tỉnh giao; một số khoản thu đạt khá so với dự toán HĐND tỉnh giao như: Thu từ DN có vốn đầu tư nước ngoài đạt 73%; Lệ phí trước bạ đạt 52%; Phí, lệ phí đạt 57%; Thu khác ngân sách đạt 82%; Thu tại xã, các khoản thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác đạt 58%. Một số địa phương có số thunội địa (không bao gồm tiền sử dụng đất) đạt khá so với mặt bằng chung là: Huyện Kỳ Anh 58%, Thành phố Hà Tĩnh 54%, huyện Nghi Xuân 53%, huyện Can Lộc 59%; huyện Hương Sơn 59%; một số địa phương có số thu đạt thấp là: Thị xã Kỳ Anh 33%, huyện Vũ Quang 41%, huyện Cẩm Xuyên 44%.
Nhìn chung tiến độ thu ngân sách nội địa 6 tháng đầu năm 2018 cơ bản đạt theo chỉ tiêu HĐND tỉnh giao; tuy vậy, trong tổng thu ngân sách, đã bao gồm số tiền phát sinh ngoài dự toán giao sau khi cơ quan Thuế thực hiện rà soát thu từ thuế doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện vào thời điểm cuối tháng 6 năm 2018 nên khả năng cân đối ngân sách trong những tháng đầu năm để đảm bảo các nhiệm vụ chi theo dự toán còn khó khăn; trong khi đó việc huy động ngân sách từ các nguồn khác còn hạn hẹp nên nhiệm vụ điều hành ngân sách gặp khá nhiều áp lực, đặc biệt là cân đối nguồn lực để thực hiện các chính sách đã ban hành và các nhiệm vụ đột xuất phát sinh đang khá lớn, thực sự cần thiết và cấp bách.
b) Thu thuế XNK, thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu đạt 2.850 tỷ đồng, đạt 84% dự toán HĐND tỉnh giao, đạt 92% dự toán Bộ Tài chính giao và bằng 246% so với cùng kỳ năm trước.
c) Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương 6 tháng đầu năm 2018 đạt 4.344 tỷ đồng, bằng 50% dự toán; trong đó bổ sung cân đối 3.000 tỷ đồng, đạt 52% dự toán, bổ sung có mục tiêu 1.344 tỷ đồng, đạt 44% dự toán, chủ yếu là thực hiện một số chế độ, chính sách khôi phục, phát triển sản xuất, đảm bảo an sinh xã hội như: Hỗ trợ chi phí học tập và miễn giảm học phí; hỗ trợ kinh phí ăn trưa cho trẻ từ 3-5 tuổi; kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng trên địa bàn; hỗ trợ kinh phí từ trồng lúa sang trồng ngô; kinh phí nâng cấp đô thị; hỗ trợ kinh phí thực hiện đề án tăng cường công tác quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên; kinh phí thực hiện nhu cầu và nguồn thực hiện cải cách tiền lương và một số chế độ phụ cấp, trợ cấp ... Đây là nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn thu của tỉnh; Bộ Tài chính đã chuyển nguồn bổ sung và nguồn tạm ứng cho tỉnh cơ bản kịp thời để thực hiện các nhiệm vụ trên địa bàn.
1.2. Dự kiến thực hiện thu ngân sách cả năm 2018
Tổng thu NSNN trên địa bàn năm 2018 ước đạt 11.531 tỷ đồng, tăng35,5% dự toán trung ương giao, tăng 22% dự toán tỉnh giao; trong đó:
- Thu ngân sách nội địa ước đạt 5.745 tỷ đồng (Trong đó tiền sử dụng đất đạt 1.100 tỷ đồng, tăng 12% dự toán trung ương giao), bằng 106% dự toán trung ương giao và bằng 95% so với cùng kỳ; nếu loại trừ tiền sử dụng đất, xổ số và ghi thu, ghi chi thì thuế, phí và thu khác ngân sách đạt 4.632 tỷ đồng, tăng3% dự toán Bộ Tài chính giao.
- Thuế do cơ quan Hải quan thu ước đạt 5.786tỷ đồng, tăng 86% dự toán Trung ương giao, tăng 70% dự toán tỉnh giao.
2. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước 03 năm 2016 - 2018
Đối với Hà Tĩnh, những năm gần đây thu ngân sách cơ bản đạt dự toán so với kế hoạch của Bộ Tài chính giao nhưng so với dự toán HĐND tỉnh giao thì 2 năm gần đây đều hụt thu cân đối với mức khá lớn: Năm 2016 hụt thu 1.035 tỷ đồng (bằng 15% dự toán); năm 2017 hụt thu cân đối 498 tỷ đồng (bằng 11% dự toán); năm 2018 dự kiến hụt thu 266 tỷ đồng (bằng 6% dự toán).Đặc biệt là do cơ cấu nguồn thu thực tế không đáp ứng như dự kiến, thuế phí và thu khác ngân sách đạt thấp và tiền sử dụng đất có xu hướng tăng cao trong tổng số thu thực hiện nên ngân sách địa phương bị hụt và mất cân đối thu lớn. Trong khi đó việc huy động ngân sách từ các nguồn khác còn rất ít cơ hội. Mặt khác nhu cầu chi ngân sách để phát triển kinh tế - xã hội, chi cho các chính sách đặc biệt là chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn, nông thôn mới, các chính sách an sinh xã hội, các chính sách trên các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa xã hội, du lịch, khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và các nhiệm vụ đột xuất phát sinh đang khá lớn, thực sự cần thiết và cấp bách.
Trong giai đoạn này, mặt bằng ngân sách sẽ được tính lại và Hà Tĩnh vẫn là tỉnh hưởng trợ cấp ngân sách Trung ương (trên 50%); theo đó sẽ phải cơ bản đảm bảo thu để chi ngân sách, việc cân đối nguồn để thực hiện các chính sách sẽ rất khó khăn, phải thực hiện tiết kiệm các khoản chi ngân sách, vay thương mại, vay tín dụng ưu đãi, bố trí nguồn vốn đầu tư XDCB tập trung và lồng ghép nguồn vốn các Chương trình MTQG, vốn sự nghiệp Chương trình nông thôn mới để bổ sung nguồn lực đảm bảo thực hiện các cơ chế chính sách.
3. Tình hình tình hình thực hiện nhiệm vụ chi đầu tư phát triển
3.1. Công tác bố trí và tổ chức thực hiện dự toán chi ĐTPT năm 2018
a) Kế hoạch vốn đầu tư công do địa phương quản lý năm 2018:
Căn cứ Quyết định số 1972/QĐ-BKHĐT ngày 29/12/2017 và Văn bản số 2583/BKHĐT-TH ngày 23/4/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về giao hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2018 và kéo dài kế hoạch vốn đầu tư công năm 2017 sang 2018; Nghị quyết số 76/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về dự toán thu, chi và phân bổ ngân sách nhà nước năm 2018; Tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2018 là: 4.055,278 tỷ đồng, trong đó:
- Ngân sách Trung ương: 1.207,537 tỷ đồng (kế hoạch vốn năm 2018 là 1.156,442 tỷ đồng; vốn kế hoạch năm 2017 kéo dài là 51,095 tỷ đồng).
- Vốn trái phiếu Chính phủ: 866,704 tỷ đồng (kế hoạch vốn năm 2018 là 565 tỷ đồng; vốn kế hoạch năm 2017 kéo dài là 301,704 tỷ đồng).
- Ngân sách địa phương: 1.981,037 tỷ đồng (kế hoạch vốn năm 2018 là 1.297,787 tỷ đồng; vốn kế hoạch năm 2017 kéo dài là 683,25 tỷ đồng).
b) Tình hình thực hiện và giải ngân các nguồn vốn:
Tổng số vốn giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công do địa phương quản lý 6 tháng đầu năm 2018 đạt 1.860,755 tỷ đồng; bằng 45,88% kế hoạch; nếu loại trừ kế hoạch vốn chưa phân bổ chi tiết và vốn NSTW, TPCP năm 2017 kéo dài mới được thông báo cuối tháng 5/2018 thì tỷ lệ giải ngân 6 tháng đạt 49,58% kế hoạch; trong đó:
- Nguồn vốn ngân sách Trung ương đạt 431,481 tỷ đồng, bằng 35,7% kế hoạch giao.
- Trái phiếu Chính phủ đạt 167,284 tỷ đồng, bằng 19,3% kế hoạch giao.
- Ngân sách địa phương đạt 1.262,99 tỷ đồng, bằng 63,7% kế hoạch giao.
3.2. Tình hình xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản
Thực hiện Luật Đầu tư công, các Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/12/2012, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 và Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 30/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản; UBND tỉnh Hà Tĩnh đã quán triệt các sở, ban, ngành và địa phương thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản. Theo đó, kế hoạch đầu tư phát triển năm 2018 đã tập trung ưu tiên bố trí vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản đến 31/12/2014, thanh toán khối lượng hoàn thành và chuyển tiếp các dự án theo tiến độ được phê duyệt, các dự án khởi công mới chỉ bố trí cho các dự án thực sự cần thiết, cấp bách và đảm bảo khả năng cân đối nguồn vốn theo đúng nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2016-2020. Từ năm 2015 đến nay, tỉnh đã tập trung, ưu tiên nguồn lực để thanh toán nợ đọng XDCB đến 31/12/2014 theo đúng quy định (đã thanh toán được 876,84 tỷ đồng/971,87 tỷ đồng nợ XDCB đến 31/12/2014 - chiếm trên 90%). Trong đó, riêng năm 2018 cụ thể như sau:
- Tổng số nợ đọng xây dựng cơ bản đến 31/12/2014 còn lại đến hết ngày 31/12/2017 là 141,857 tỷ đồng của 76 công trình, dự án.
- Kế hoạch vốn đầu năm 2018 tiếp tục bố trí thanh toán cho 15 dự án với tổng số tiền 46,828 tỷ đồng.
- Nợ đọng xây dựng cơ bản đến 31/12/2014 còn lại đến nay là 95,029 tỷ đồng của 69 dự án (chủ yếu là các dự án đang chờ phê duyệt quyết toán thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương - các khoản nợ ngân sách Trung ương đã được bố trí thanh toán hết theo hạn mức). Trong thời gian tới, với sự quan tâm, giúp đỡ của Trung ương và khả năng cân đối ngân sách địa phương, tỉnh sẽ tiếp tục bố trí nguồn vốn tiếp tục thanh toán để xử lý dứt điểm nợ XDCB.
3.3. Về công tác quyết toán dự án hoàn thành
6 tháng đầu năm 2018 đã tổ chức thẩm tra, phê duyệt quyết toán 104 dự án, công trình; giá trị thẩm tra quyết toán đạt 2.270 tỷ đồng; giảm so với dự toán được duyệt 200 tỷ đồng, giảm so với giá trị đề nghị quyết toán 11 tỷ đồng; kiến nghị thu hồi vào ngân sách nhà nước số tiền7,21 tỷ đồng. Nhìn chung, chất lượng hồ sơ trình thẩm tra phê duyệt quyết toán, việc phối hợp của các Chủ đầu tư trong quá trình thẩm tra cơ bản đáp ứng yêu cầu.
4. Tình hình thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên
4.1. Tình hình thực hiện phân bổ và giao dự toán NSNN năm 2018
Trên cơ sở chỉ tiêu giao thu, chi năm 2018của Quốc hội, HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hànhNghị quyết số 76/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 về dự toán thu, chi và phân bổ ngân sách nhà nước năm 2018; Theo đó, UBND tỉnh đã ban hành các Quyết định phân bổ và giao dự toán cho các ngành, các cấp, các đơn vị kịp thời đúng quy định, đảm bảo về tổng mức và chi tiết theo Nghị quyết HĐND tỉnh giao. Đồng thời đã ban hành Văn bản hướng dẫn một số nội dung cơ bản về tổ chức quản lý, điều hành và thực hiện dự toán ngân sách địa phương năm 2018 cho các ngành, các cấp, các Chủ đầu tư triển khai thực hiện kịp thời, đảm bảo công khai, đúng quy định.
4.2.Tình hình thực hiện chi thường xuyên
a) Thực hiệncác nhiệm vụ chi thường xuyên 6 tháng đầu năm 2018đạt 3.741 tỷ đồng, bằng 40% dự toán HĐND tỉnh giao; cơ bản đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ chi cho bộ máy quản lý hành chính, nhà nước, đảng đoàn thể, chi cho con người, chi an ninh, quốc phòng, trong đó:
- Chi quản lý hành chính đạt 935 tỷ đồng, bằng 46% dự toán.
- Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo đạt 1.465 tỷ đồng, bằng 39% dự toán.
- Chi sự nghiệp môi trường đạt 38 tỷ đồng, bằng 29% dự toán.
- Chi sự nghiệp y tế đạt 328 tỷ đồng, bằng 61% dự toán.
- Chi sự nghiệp văn hóa, thể thao, du lịch đạt 55 tỷ đồng, bằng 36% dự toán.
- Chi sự nghiệp kinh tế đạt 283 tỷ đồng, bằng 29% dự toán.
- Chi đảm bảo xã hội đạt 280 tỷ đồng, bằng 26% dự toán.
- Chi an ninh, quốc phòng đạt 210 tỷ đồng, bằng 91% dự toán.
b) Chi từ nguồn dự phòng ngân sách đạt 30 tỷ đồng, bằng 12% dự toán, chủ yếu xử lý các nhiệm vụ đột xuất như: Phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, phòng chống khắc phục dịch bệnh; ngoài ra bố trí thực hiện các nhiệm vụ đột xuất về an ninh, quốc phòng, nhiệm vụ biên giới, an sinh xã hội và nhiệm vụ đột xuất khác theo chủ trương của các cấp ủy, chính quyền địa phương.
c) Các khoản chi khác theo dự toán về cơ bản đảm bảo giải ngân theo tiến độ thực hiện và khả năng ngân sách.
d) Trên cơ sở tiến độ thu ngân sách thực tế, với các giải pháp điều hành linh hoạt, hợp lý nên chi ngân sách địa phương cơ bản thực hiện đúng tiến độ theo dự toán đầu năm. Một số nhiệm vụ, mục tiêu của tỉnh được quan tâm giải ngân kịp thời, chủ động cân đối xử lý nguồn kịp thời cho các cấp, các ngành, đơn vị thực hiện. Đảm bảo đủ nguồn vốn cho chi đầu tư phát triển, chi các hoạt động hành chính, sự nghiệp cấp tỉnh, các chính sách phát triển, an sinh xã hội, an ninh - quốc phòng và cố gắng, kịp thời đáp ứng nguồn thực hiện các nhiệm vụ đột xuất cấp bách, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
4.3. Kết quả việc cắt giảm dự toán đối với các nhiệm vụ chi thường xuyên đã giao trong dự toán đầu năm theo quy định tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ
UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND các huyện, thành phố, thị xã căn cứ lĩnh vực quản lý, tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018; trong đó về điều hành ngân sách được quán triệt như sau:
- Điều hành, quản lý chi ngân sách đảm bảo dự toán giao đầu năm, chặt chẽ, đúng chế độ quy định; giải ngân vốn trong phạm vi kế hoạch; hạn chế tối đa các khoản chi phát sinh phải bổ sung dự toán; hạn chế việc ứng trước dự toán, các trường hợp ứng thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
- Chủ động sắp xếp chi thường xuyên,ưu tiên các nhiệm vụ quan trọng, bảo đảm nguồn lực thực hiện các chính sách an sinh xã hội và điều chỉnh tiền lương, không để xảy ra tình trạng nợ lương cán bộ, công chức, viên chức, các khoản chi cho con người và chính sách đảm bảo xã hội theo chế độ; giảm mạnh kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết; đi nghiên cứu, khảo sát ở nước ngoài; bố trí kinh phí mua sắm trang thiết bị chặt chẽ, đúng quy định; đẩy mạnh việc thực hiện khoán sử dụng xe công; tập trung dành nguồn kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đột xuất, phòng chống khắc phục thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần trả nợ đầu tư xây dựng cơ bản và các nhiệm vụ cấp bách, đột xuất, phát sinh.
- Chỉ đạo, quán triệt nguyên tắc chỉ ban hành chính sách làm tăng chi ngân sách khi thật sự cần thiết và có nguồn đảm bảo. Thực hiện tiết kiệm các khoản chi ngân sách, huy động, lồng ghép các nguồn vốn ngân sách khác để bổ sung nguồn lực đảm bảo thực hiện các cơ chế chính sách của tỉnhđã bố trí trong dự toán năm 2018; đồng thời thực hiện nguyên tắc giải ngân theo khối lượng thực hiện và tiến độ thu thực tế (kể cả các khoản chi có tính chất đầu tư); các cấp ngân sách huyện, xã phải chủ động bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách đầu năm để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, đề án, chính sách được cấp có thẩm quyền ban hành (phần ngân sách cấp mình phải đảm bảo).
- Đối với các nhiệm vụ chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, điều hành trên cơ sở tiến độ thu thực tế; trường hợp dự kiến giảm thu so với dự toán, đồng thời ngân sách địa phương không thể bù đắp từ các khoản tăng thu khác thì phải chủ động rà soát, cắt giảm hoặc giãn tiến độ thực hiện các công trình, dự án được bố trí từ nguồn thu này.
- Thực hiện cắt giảm những khoản chi thường xuyên đã được giao trong dự toán đầu năm, nhưng đến ngày 30 tháng 6 năm 2018 chưa phân bổ, trừ trường hợp đặc biệt được cấp có thẩm quyền quyết định.
- Tiếp tục thực hiện cơ chế tạo nguồn tiền lương trong năm 2018 theo đúng quy định; sau khi cân đối nguồn để thực hiện cải cách tiền lương, chủ động sử dụng nguồn còn dư của đơn vị mình để thực hiện các chính sách, chế độ an sinh xã hội do cấp trên ban hành (giảm tương ứng phần ngân sách cấp trên phải hỗ trợ theo chế độ), ngân sách cấp trên bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương phần nhu cầu kinh phí còn thiếu theo quy định.
- Tiếp tục có các giải pháp đồng bộ, hiệu quả để đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn đã bố trí để thực hiện các cơ chế chính sách của tỉnh, nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án đã được phân bổ từ đầu năm. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện các dự án, công trình; thực hiện điều chuyển vốn kịp thời cho những dự án có tiến độ triển khai nhanh nhưng chưa được bố trí đủ vốn. Chú trọng, tăng cường công tác quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước; xử lý nghiêm các vi phạm trong công tác quyết toán dự án hoàn thành.
5. Tình hình thực hiện các chế độ, chính sách giai đoạn 2016 - 2018
5.1. Về kinh phí thực hiện(Chi tiết theo các Phụ biểu gửi kèm)
- Tổng kinh phí thực hiện các chế độ chính sách giai đoạn 2016-2018: 4.507.355 triệu đồng.
- Nguồn kinh phí ngân sách trung ương đã hỗ trợ: 3.865.774 triệu đồng.
- Kinh phí còn thiếugiai đoạn 2016 - 2018 đề nghị Bộ Tài chính xem xét, bổ sung:641.581 triệu đồng.
Trong đó:
a) Năm 2016 (UBND tỉnh đã có Văn bản số 2331/UBND-TH2 ngày 27/4/2018 báo cáo Bộ Tài chính):
- Tổng kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách: 836.065 triệu đồng.
- Nguồn kinh phí ngân sách trung ương đã bố trí cho ngân sách địa phương: 761.391 triệu đồng (Trong đó: Kinh phí bố trí trong cân đối 173.093 triệu đồng; kinh phí bổ sung có mục tiêu 588.298 triệu đồng).
- Số kinh phí còn thiếu năm 2016 để thực hiện các chế độ chính sách đề nghị Trung ương bổ sung: 74.674 triệu đồng.
b) Năm 2017(UBND tỉnh đã có Văn bản số 2331/UBND-TH2 ngày 27/4/2018 và Văn bản số 4493/UBND-TH2 ngày 31/7/2018 báo cáo Bộ Tài chính):
- Tổng kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách: 1.729.215triệu đồng.
- Nguồn kinh phí ngân sách trung ương đã bố trí cho ngân sách địa phương: 1.578.251 triệu đồng (Trong đó: Kinh phí bố trí trong cân đối 1.312.356 triệu đồng; kinh phí bổ sung có mục tiêu 265.895 triệu đồng).
- Số kinh phí còn thiếu năm 2017 để thực hiện các chế độ chính sách đề nghị Trung ương bổ sung: 150.964 triệu đồng.
c) Năm 2018:
- Tổng kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách: 1.942.075 triệu đồng.
- Nguồn kinh phí ngân sách trung ương đã bố trí cho ngân sách địa phương: 1.526.132 triệu đồng.
- Kinh phí còn thiếu năm 2018 đề nghị Trung ương bổ sung: 415.943 triệu đồng.
5.2. Một số khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc thực hiện các chính sách, chế độ năm 2018
- Nhìn chung, tiến độ thu ngân sách 6 tháng đầu năm 2018 cơ bản đảm bảo tiến độ theo dự toán giao, tuy nhiên cơ cấu nguồn thu thực tế chưa đáp ứng như dự kiến (phần ngân sách địa phương được hưởng đảm bảo các nhiệm vụ chi theo dự toán đầu năm đạt thấp) và tiền sử dụng đất có xu tăng so với dự toán Trung ương giao nên số thu thực hiện cân đối ngân sách để đảm bảo các nhiệm vụ chi theo dự toán còn khó khăn; trong khi đó việc huy động ngân sách từ các nguồn khác còn hạn hẹp nên nhiệm vụ điều hành ngân sách gặp nhiều khó khăn, áp lực, đặc biệt là cân đối nguồn lực để thực hiện các chính sách đã ban hành và các nhiệm vụ đột xuất phát sinh đang khá lớn, thực sự cần thiết và cấp bách.
- Một số chính sách địa phương đã ban hành nhưng còn khó khăn về nguồn kinh phí đảm bảo; mặt khác tại kỳ họp giữa năm 2018 Hội đồng nhân dân tỉnh tiếp tục xem xét, ban hành thêm một số đề án, chính sách mới về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh quốc phòng trong tình hình mới với nhu cầu kinh phí khá lớn nên việc cân đối nguồn lực để triển khai thực hiện còn khá nhiều áp lực.
- Chính sách, chế độ về an sinh xã hội khá nhiều, nội dung tiêu chí hỗ trợ quá rộng nên khi triển khai tại một số địa phương, cơ sở còn khó khăn trong việc thực hiện; cụ thể như:
+ Trợ cấp lần đầu theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ thì “đối tượng đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 3 năm trở lên đối với nữ và từ 5 năm trở lên đối với nam được hưởng trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương tối thiểu”; như vậy, sau thời gian đối tượng đến công tác đủ thời gian như quy định mới được chi trả. Tuy nhiên, Bộ Nội vụ đã có Văn bản số 1784/BNV-TL ngày 03/4/2017 trả lời những phản ánh vướng mắc tại các địa phương, Bộ, ngành (khi Nghị định đã có hiệu lực được 6 năm) và nếu thực hiện hỗ trợ ngay cho đối tượng tại thời điểm đến công tác theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ thì khi đối tượng công tác không đủ 3 năm đối với nữ và 5 năm đối với nam (do địa bàn đặc biệt khó khăn đó không được phê duyệt tại Quyết định mới) thì vẫn còn vướng mắc trong xử lý phần kinh phí hỗ trợ.
+ Về cải cách tài chính công theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 được thay thế bằng Nghị định số 43/2016/NĐ-CP của Chính phủ, nhưng đến nay các lĩnh vực y tế, giáo dục chưa có hướng dẫn. Đề nghị Bộ Tài chính xem xét, hướng dẫn cụ thể để địa phương triển khai thực hiện.
- Ngày 25/5/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 596/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Điều 2, Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển giai đoạn 2016-2020; theo đó,các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo khi được cấp có thẩm quyền công nhận lên phường, thị trấn hoặc đạt chuẩn nông thôn mới trong năm thì được tiếp tục thực hiện hỗ trợ đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 đến hết năm; từ năm tiếp theo các xã này không còn trong danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 và không thuộc diện hỗ trợ đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.
Do thời điểm ban hành muộn nên địa phương đã chi trả kinh phí từ tháng 1/2018 đến tháng 5/2018 cho các đối tượng cán bộ, công chức, người lao động, học sinh tại các cơ quan, đơn vị thuộc các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển theo Quyết định số 131/QĐ-TTg trong năm 2017 được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới; trong khiđó tại Quyết định số 596/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ chưa quy định cụ thể hướng xử lý đối với trường hợp này nên địa phương còn khó khăn trong quá trình thực hiện.
5. Đánh giá tình hình đảm bảo kinh phí thực hiện điều chỉnh tiền lương năm 2018(Sở Tài chính Hà Tĩnh đã có Văn bản số 3706/STC-NS ngày 09/8/2018 báo cáo Bộ Tài chính)
Căn cứ Nghị định số 72/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Nghị định số 88/2018/NĐ-CP ngày 15/6/2018 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng;Sau khi rà soát, tính toán cụ thể, kinh phí thực hiện điều chỉnh tiền lương năm 2018 của tỉnh Hà Tĩnh như sau:
- Tổng nhu cầu thực hiện cải cách tiền lương năm 2018 là 612.755 triệu đồng.
- Nguồn và nhu cầu tăng thêm thực hiện mức lương cơ sở và các loại phụ cấp năm 2018 là 530.272 triệu đồng.
- Kinh phí đề nghị Bộ Tài chính cấp bổ sung là 82.483 triệu đồng.
6. Tình hình vay và trả các khoản vay của ngân sách địa phương
a) Dư nợ của tỉnh Hà Tĩnh đến ngày 30/6/2018 là 539.101 triệu đồng; bao gồm:
- Vay tín dụng ưu đãi để thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương, phát triển GTNT, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản: 102.470 triệu đồng.
- Dự án năng lượng nông thôn II (RE II): 356.321 triệu đồng. (trong đó: Ngành điện theo dõi trả nợ 257.488 triệu đồng; tỉnh tạm nhận nợ số tiền 98.833 triệu đồng)
- Dự án phát triển nông thôn Hà Tĩnh (HRDP) 28.410 triệu đồng.
- Dự án phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo tại Hà Tĩnh (SRDP) 28.466 triệu đồng (dư nợ theo nguyên tệ: 1.261.002,7 USD).
- Dự án cải tạo và nâng cấp hệ thống kênh tưới, tiêu phục vụ SXNN và thoát lũ cho vùng Bắc Thạch Hà (vay vốn AFD): 4.242 triệu đồng (dư nợ theo nguyên tệ: 161.613,87 EURO).
- Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (LRAMP): 15.563 triệu đồng (dư nơ theo nguyên tệ: 689.400 USD).
- Dự án Chương trình đào tạo nghề 2011 - Dự án thành phần II’: 3.629 triệu đồng.
b) Dự kiến vay mới 6 tháng cuối năm 2018: 145.800 triệu đồng.
- Dự án cải tạo và nâng cấp hệ thống kênh tưới, tiêu phục vụ SXNN và thoát lũ cho vùng Bắc Thạch Hà (vay vốn AFD): 25.000 triệu đồng
- Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (LRAMP): 9.626 triệu đồng ( tương đương 426.400 USD).
- Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB): 11.294 triệu đồng (500.300 USD).
- Dự án tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai (WB): 366 triệu đồng (tương đương 16.200 USD).
- Dự án cải thiện cơ sở hạ tầng các xã vùng ngập lụt tỉnh Hà Tĩnh nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững: 26.845 triệu đồng.
- Dự án Chương trình đào tạo nghề 2011 - Dự án thành phần II: 369 triệu đồng.
- Vay trong nước để thực hiện các chương trình: 72.300 triệu đồng.
c) Dự kiến trả nợ gốc 6 tháng cuối năm 2017: 78.050 triệu đồng.
d) Dự kiến tổng dư nợ đến cuối năm 2018: 606.851triệu đồng.
Vốn vay được quản lý, phân bổ, sử dụng theo đúng mục đích, phát huy hiệu quả; chủ động bố trí ngân sách trả nợ vay đúng hạn. Hiện nay tỉnh Hà Tĩnh không có nợ quá hạn và dư nợ nằm dưới mức trần theo quy định.
7. Quỹ dự trữ tài chính địa phương
Đã được quản lý và sử dụng theo đúng quy định của Luật NSNN, tổng mức dự trữ của địa phương đến ngày 31/7/2018 là 211,789 tỷ đồng.
8.Nguồn xổ số kiến thiết
Đối với nguồn thu sổ số kiến thiết, dự toán năm 2018giao là 13 tỷ đồng; số thu 6 tháng đầu năm là 4,906 tỷ đồng, đạt 38% dự toán Bộ Tài chính và tỉnh giao.Đây là khoản thu cân đối ngân sách địa phương và sử dụng toàn bộ nguồn thu này cho đầu tư phát triển; trên cơ sở số giao thu, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có Quyết định số 4050/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 về việc giao kế hoạch đầu tư vốn cân đối ngân sách địa phương năm 2018; trong đó phân bổ từ nguồn thu này cho lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo 9 tỷ đồng, lĩnh vực Y tế 4 tỷ đồng để thực hiện các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh.
II. Công tác xây dựng dự toán năm 2019
Năm 2019 là năm thứ ba thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020. Dự toán Ngân sách nhà nước năm 2019 được xây dựng theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành, đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và điều kiện thực tế của địa phương.
Việc xây dựng dự toán thu, chi NSNN năm 2019 phải theo đúng các quy định của pháp luật về thu, chi và quản lý thu, chi ngân sách; trên cơ sở nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán NSNN; quán triệt chủ trương triệt để tiết kiệm, chống lãng phí ngay từ khâu lập dự toán.
1. Về dự toán thu NSNN
a) Xây dựng dự toán thu nội địa
Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện thu nội địa năm 2018, các chỉ tiêu tăng trưởng trên các lĩnh vực kinh tế xã hội và điều kiện thực tế, địa phương dự kiến chỉ tiêu thu nội địa năm 2019 là 5.464 tỷ đồng; trong đó:
- Tiền sử dụng đất: 900 tỷ đồng.
- Thu xổ số kiến thiết: 14 tỷ đồng.
- Thuế, phí và thu khác ngân sách: 4.550 tỷ đồng.
b)Dự toán thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu
Căn cứ tình hình thực tế thu nộp ngân sách 6 tháng đầu năm 2018, dự báo thực hiện cả năm 2018; Căn cứ tình hình chính trị, kinh tế, xã hội - văn hóa diễn ra trong năm 2019 liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu trong và ngoài tỉnh, trong nước và trên thế giới; Cụ thể trong năm 2019 nguồn NSNN thu chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nguồn thu từ Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa, hiện tại Công ty đã ổn định và vận hành tổ hợp sản xuất 02 lò cao số I và số II nên nguồn thu NSNN trong năm 2019 sẽ ổn định.
Trên cơ sở đó, dự kiến thu ngân sách năm 2019 từ hoạt động xuất nhập khẩu là 5.992 tỷ đồng, nguồn thu huy động từ:
- Dự án Khu liên hợp gang thép và Cảng nước sâu Sơn Dương đã đi vào hoạt động nên nguồn thu từ nhập khẩu máy móc thiết bị tạo TSCĐ phục vụ dự án còn lại sẽ rất ít; mặt khác nguồn kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phục vụ sản xuất như than, quặng và một số thiết bị thay thế trong quá trình sản xuất, dự kiến khoảng 5.773 tỷ đồng (Với điều kiện Công ty TNHH Formosa thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu ổn định và không có biến động).
- Các mặt hàng xuất khẩu: Dăm gỗ, quặng…của Khu Kinh tế Cầu Treo, Cảng Vũng Áng đạt 77 tỷ đồng.
- Các mặt hàng truyền thống nhập khẩu qua cửa khẩu Cầu Treo: Nước tăng lực redbull, điện tử điện lạnh giảm, dự kiến đạt khoảng 120 tỷ đồng.
- Một số nguồn thu khác tại các đơn vị trực thuộc ước đạt khoảng 22 tỷ đồng.
2. Xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước
a) Dự toán chi đầu tư phát triển
- Dự toán chi đầu tư phát triển nguồn NSNN được xây dựng đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020, kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020, đảm bảo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công.
- Dự toán chi ĐTPT nguồn NSNN được chi tiết theo các lĩnh vực chi phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước và sắp xếp các dự án theo thứ tự ưu tiên theo đúng quy định, cụ thể:
+ Bố trí vốn đầy đủ theo phân kỳ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu.
+ Đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành các dự án quan trọng, dự án có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội.
+ Bố trí đủ vốn đối ứng các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư PPP; xử lý nợ đọng XDCB và thu hồi vốn ứng trước.
+ Chỉ bố trí cho các dự án khởi công mới nếu còn nguồn và đầy đủ thủ tục đầu tư theo quy định.
- Bố trí dự toán chi đầu tư phát triển từ nguồn thu tiền sử dụng đất để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; sử dụng tối thiểu 10% số thu tiền sử dụng đất để thực hiện công tác đo đạc, đăng ký đất đai, lập cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Đối với nguồn thu xổ số kiến thiết: Nguồn thu này được tính trong dự toán thu cân đối ngân sách địa phương, sử dụng toàn bộ cho chi đầu tư phát triểnđối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề và lĩnh vực y tế.
b) Xây dựng dự toán chi thường xuyên
- Việc xây dựng dự toán chi thường xuyên theo từng lĩnh vực, đảm bảo đúng chính sách, chế độ và các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2017 theo quy định tại Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017; Nghị quyết số 28/2016/NQ-HĐND ngày 15/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và Quyết định số 58/2016/QĐ-UBND ngày 29/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh.
- Về cơ bản, dự toán chi thường xuyên năm 2019 được xác định trên nền dự toán chi ngân sách năm 2018 (sau khi đã điều chỉnh tăng, giảm các chế độ chính sách trong năm 2018 theo quy định); đồng thời xác định các chế độ chính sách, nhiệm vụ mới trong năm 2019 đã được cấp có thẩm quyền quyết định; tiếp tục thực hiện cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lương để điều chỉnh mức lương cơ sở tăng thêm theo quy định.
- Trên cơ sở đó, đề nghị Bộ Tài chính xem xét, tính đủ các chế độ chính sách theo quy định của trung ương để địa phương triển khai thực hiện với dự toán chi thường xuyên và các chính sách, chế độ là9.927 tỷ đồng (Trong đó, kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách năm 2019 là 1.927 tỷ đồng).
(Chi tiết theo các Phụ biểu gửi kèm)
III. Kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2019-2021
Trên cơ sở dự toán thu - chi ngân sách nhà nước năm 2018 Hội đồng nhân dân tỉnh đã giao, dự kiến mức tăng trưởng 5-15% mỗi năm đối với các chỉ tiêu về tài chính ngân sách trong giai đoạn 2019 - 2021;cùng với sự quyết tâm, phấn đấu của các ủy chính quyền địa phương, dự kiến Kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 03 năm 2019 - 2021 của tỉnh Hà Tĩnh bao gồm một số nội dung cơ bản như sau:
1. Về thu ngân sách 2019 - 2021
- Đối với thuế, phí lệ phí và thu khác ngân sách: Tăng 15% mỗi năm.
- Tiền cấp quyền sử dụng đất: Dự kiến tăng bình quân mỗi năm 200.000 triệu đồng; riêng năm 2021 giữ mức giao như năm 2020.
- Thu để lại chi quản lý qua ngân sách: Tăng 10% mỗi năm.
- Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu: Tăng 5% mỗi năm.
- Thu bổ sung ngân sách Trung ương: Giữ mức ổn định qua các năm trong giai đoạn 2019-2021.
- Thực hiện vay theo hạn mức của Trung ương để bố trí trả nợ các khoản vay đến hạn.
- Dự kiến bổ sung thu chuyển nguồn năm trước chuyển sang thực hiện.
- Thực hiện tiết kiệm các khoản chi thường xuyên; huy động, lồng ghép các nguồn vốn ngân sách hợp pháp khác để bổ sung nguồn lực đảm bảo thực hiện các cơ chế chính sách.
2. Về chi ngân sách
2.1. Chi đầu tư phát triển
Dự toán chi đầu tư phát triển nguồn Ngân sách nhà nước được xây dựng phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia, kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020, đảm bảo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công.
Dự toán chi đầu tư phát triển nguồn Ngân sách nhà nước được bố trí chi tiết theo các lĩnh vực chi phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước và sắp xếp các dự án theo thứ tự ưu tiên theo đúng quy định.
Bố trí dự toán chi đầu tư phát triển từ nguồn thu tiền sử dụng đất để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; thực hiện công tác đo đạc, đăng ký đất đai, lập cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất …
Đối với nguồn thu xổ số kiến thiết: Nguồn thu này được tính trong dự toán thu cân đối ngân sách địa phương, sử dụng toàn bộ cho chi đầu tư phát triển.
a) Đối với nguồn vốn Trung ương
Kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Trung ương, trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2016-2020 của tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao chi tiết để triển khai thực hiện và dự kiến các nguồn vốn Trung ương giao năm 2021 đảm bảo mức phân bổ năm 2020; theo đó, nguồn vốn NSTW sẽ bao gồm:
- Vốn đầu tư theo các chương trình mục tiêu: Tổng số vốn giai đoạn 2019-2021 là 3.465.173 triệu đồng, phân bổ trong 03 năm.
- Vốn chương trình mục tiêu quốc gia: Tổng số vốn giai đoạn 2019-2021 là 2.185.806 triệu đồng, phân bổ trong 03 năm.
- Vốn nước ngoài (ODA): Tổng số vốn giai đoạn 2019-2021 là 259.421 triệu đồng, phân bổ trong 03 năm.
b) Đối với nguồn vốn ngân sách địa phương
- Nguồn Ngân sách tập trung: Tổng số vốn giai đoạn 2019-2021 là 1.729.106 triệu đồng, phân bổ trong 03 năm.
- Tiền thu cấp quyền sử dụng đất: Tổng số vốn giai đoạn 2019-2021 là 4.600.000 triệu đồng, phân bổ trong 03 năm.
- Nguồn thu xổ số kiến thiết: Tổng số vốn giai đoạn 2019-2021 là 39.000 triệu đồng, phân bổ trong 03 năm.
- Tiền thuê đất các đô thị, địa bàn các xã nông thôn mới: Tổng số vốn giai đoạn 2019-2021 là 323.011 triệu đồng, phân bổ trong 03 năm.
- Dự kiến tăng chi đầu tư một số dự án quan trọng từ nguồn tăng thu ngân sách, tiết kiệm chi thường xuyên (Được phân bổ cho các nhiệm vụ chi cụ thể trên cơ sở số tăng thu ngân sách và tiết kiệm chi thực có).
2.2. Chi thường xuyên
- Việc xây dựng dự toán chi thường xuyên theo từng lĩnh vực, đảm bảo đúng chính sách, chế độ và các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN theo Nghị quyết số 28/2016/NQ-HĐND ngày 15/12/2016 của HĐND tỉnh và Quyết định số 58/2016/QĐ-UBND ngày 29/12/2016 của UBND tỉnh quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi các cấp ngân sách; tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2017-2020, định mức phân bổ chi thường xuyên NSĐP năm 2017.
- Dự toán chi thường xuyên năm 2019, 2020 và 2021 được xác định trên nền dự toán chi thường xuyên năm 2018 (sau khi đã điều chỉnh tăng, giảm các chế độ chính sách trong năm 2018 theo quy định); đồng thời xác định các chế độ chính sách, nhiệm vụ mới đã được cấp có thẩm quyền quyết định; tiếp tục thực hiện cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lương để điều chỉnh mức lương cơ sở tăng thêm theo quy định.
- Đối với các cơ chế chính sách của tỉnh, về quan điểm ưu tiên bố trí nguồn lực để thực hiện một số chính sách cấp thiết, hiệu quả; tập trung cơ bản vào chính sách nông nghiệp nông thôn, nông thôn mới, các chính sách liên quan đến chế độ chính sách đối với con người của hệ thống chính trị đang có hiệu lực và một số chính sách cấp thiết trên các lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; các chính sách khác tùy vào khả năng nguồn lực thực tế để bố trí.
3. Dự kiến các chỉ tiêu thu - chi ngân sách giai đoạn 2019 - 2021
(Chi tiết theo các Mẫu biểu kèm theo)
IV. Đề xuất Bộ Tài chính xem xét, xử lý một số nội dung nhằm giúp địa phương tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong năm 2018
1. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020; lập quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt nhiệm vụ và dự toán tại Quyết định số 4046/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 với dự toán kinh phí là 49,27 tỷ đồng. Trong điều kiện ngân sách địa phương còn khó khăn như hiện nay, kính đề nghị Bộ Tài chính xem xét, hỗ trợ thêm số tiền 30 tỷ đồng để địa phương thực hiệnnhằm đảm bảo quy mô và tiến độ theo phê duyệt.
2. Nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ Dự án xây dựng hệ thống cấp nước cho Khu kinh tế Vũng Áng (Phần còn thiếu):
Dự án xây dựng hệ thống cấp nước cho Khu kinh tế Vũng Áng được ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa không quá 819 tỷ đồng theo cơ chế quy định tại Văn bản số 547/TTg-KTN ngày 24/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ,Văn bản số 1644/BKHĐT-QLKKT ngày 13/3/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn bản số 7848/BTC-ĐT ngày 18/6/2013 của Bộ Tài chính;đến nay số vốn còn thiếu hỗ trợ thực hiện Dự án là 219 tỷ đồng. Kính đề nghị Bộ Tài chính phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư bổ sung số vốn còn thiếu trong Kế hoạch đầu tư trung hạn ngân sách trung ương giai đoạn 2016-2020 để địa phương thực hiện.
3. Đối với khoản tiền 30 triệu USD ứng trước của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa để bồi thường, giải phóng mặt bằng:
Thực chất đây là khoản tiền đặt cọc của Công ty THNN gang thép Hưng Nghiệp Formosa cho tỉnh Hà Tĩnh để đảm bảo tính khả thi về triển khai thực hiện Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương và sẽ được khấu trừ vào nghĩa vụ tài chính phát sinh khi Dự án đi vào hoạt động sản xuất có sản phẩm. Trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính, tỉnh Hà Tĩnh đã sử dụng toàn bộ số tiền trên để bổ sung nguồn thực hiện bồi thường, GPMB, TĐC nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án.
Vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ đã thống nhất chủ trương tại Văn bản số 9146/VPCP-KTTH ngày 05/11/2015 và Thông báo số 100/TB-VPCP ngày 25/5/2016. Trong điều kiện ngân sách địa phương còn khó khăn, kính đề nghị Bộ Tài chính xem xét, báo cáo Chính phủ hỗ trợ ngân sách địa phương để hoàn trả hết khoản tiền 30 triệu USD nêu trên cho Công ty THNN gang thép Hưng Nghiệp Formosa.
4. Đề nghị hỗ trợ bù hụt thu ngân sách địa phương năm 2017:
Trong điều kiện thu ngân sách rất khó khăn, cùng với ảnh hưởng lớn của sự cố môi trường biển, thiên tai lũ lụt xẩy ra trên địa bàn nên ngân sách tỉnh hết sức khó khăn trong việc cân đối đảm bảo các nhiệm vụ chi; đặc biệt là đảm bảo các nhiệm vụ chi cho hoạt động của các cơ quan nhà nước theo định mức, chi đảm bảo an sinh xã hội theo dự toán được giao gắn với số giao thu cân đối được Bộ Tài chính giao năm 2017.
Sau khi thực hiện các giải pháp bù đắp hụt thu ngân sách từ việc sử dụng nguồn dự phòng ngân sách, quỹ dự trữ tài chính theo hướng dẫn của Trung ương; Kính đề nghị Bộ Tài chính quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ từ các nguồn ngân sách trung ương cho tỉnh số tiền 300 tỷ đồng (trong tổng số 475 tỷ đồng hụt thu cân đối so với dự toán Trung ương giao) để thực hiện các nhiệm vụ cấp bách được giao trong dự toán đầu năm nhưng chưa có nguồn do hụt thu ngân sách trên địa bàn.
5. Các cơn bão số 2, số 4, số 10 và mưa lũ, lũ quét, sạt lở đã để lại hậu quả rất nặng nề đối với tỉnh Hà Tĩnh; ngoài việc phải hỗ trợ dân sinh và phục hồi sản xuất thì nhu cầu kinh phí để khắc phục cơ sở hạ tầng là khá lớn (Trên 1.300 tỷ đồng). Trên cơ sở báo cáo tình hình thiệt hại và đề xuất của địa phương, trong năm 2017 Trung ương đã hỗ trợ số tiền 185 tỷ đồng để kịp thời triển khai thực hiện, bước đầu đã khôi phục sản xuất, đảm bảo an sinh xã hội. Trong thời gian tới, kính đề nghị Bộ Tài chính xem xét, tiếp tục hỗ trợ thêm kinh phí cho địa phương số tiền100 tỷ đồng đểkhắc phục một số cơ sở hạ tầng cần thiết, cấp bách trên địa bàn.
6. Hiện nay tỉnh Hà Tĩnh đang tập trung xây dựng huyện, xã nông thôn mới, đến nay toàn tỉnh có 113 xã về đích nông thôn mới (trong tổng số 230 xã), năm 2018 huyện Nghi Xuân phấn đấu về đích huyện Nông thôn mới, năm 2019 huyện Đức Thọ phấn đấu về đích huyện nông thôn mới; trong khi đó các chính sách thuộc chương trình 135 các địa phương này không được hưởng. Để tiếp tục phát triển và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn, tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành chính sách để nâng cao cơ sở vật chất và mức sống người dân; theo đó, nhu cầu kinh phí là khá lớn, trong khi đó thu ngân sách địa phương chưa có tính đột phá, hàng năm vẫn hụt thu cân đối ngân sách. Vì vậy đề nghị Bộ Tài chính xem xét, hỗ trợ thêm kinh phí (Số tiền 100 tỷ đồng) để địa phương thực hiện.
7. Hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ chi năm 2018:
Để giúp địa phương tháo gỡ các khó khăn trong cân đối ngân sách, có điều kiện thực hiện các nhiệm vụ cần thiết, cấp bách khắc phục sự cố môi trường, bão lũ, dịch bệnh, ổn định sản xuất, đảm bảo an ninh trật tự, an sinh xã hội,góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, kính đề nghị Bộ Tài chính xem xét, hỗ trợ địa phương số tiền 170 tỷ đồng để triển khai thực hiện một số nhiệm vụ cấp thiết như sau:
- Hỗ trợ địa phương thực hiện diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh năm 2018 số tiền 28 tỷ đồng.
-Thực hiện các nhiệm vụ nhằm khắc phục dịch bệnh,ổn định sản xuất, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh trật tự trên địa bànsố tiền 50 tỷ đồng.
- Thực hiện một số chế độ, chính sách do địa phương đảm bảo nhưng chưa đủ nguồn: 50 tỷ đồng.
- Hỗ trợ bồi thường, GPMB các dự án; đối ứng các dự án ODA ngân sách địa phương chưa cân đối được nguồn để bố trí: 50 tỷ đồng.
- Đề nghị Bộ Tài chính xem xét, hỗ trợ nguồn kinh phí thực hiện tu bổ, nâng cấp di tích Quốc gia Sở ấn loát Tài chính Trung Bộ tại xã Sơn Thịnh, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh: 20 tỷ đồng.
Trên đây là đánh giá tình hình thực hiện dự toán NSNN năm 2018; xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2019 - 2021 của tỉnh Hà Tĩnh.Trong điều kiện cân đối ngân sách địa phương cho các nhiệm vụ chi còn rất khó khăn; Kính đề nghị Bộ Tài chính xem xét, quan tâm tạo điều kiện giúp tỉnh triển khai tốt các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn./.
SỞ TÀI CHÍNH HÀ TĨNH