Nhìn chung, 11 tháng đầu năm 2020 tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn do những ảnh hưởng của dịch bệnh covid-19 và tình hình thiên tai diễn biến phức tạp. Giá các loại lương thực, thực phẩm tăng cao ảnh hưởng đến đời sống người dân. Sang tháng 11 năm 2020, chỉ số CPI giảm 0,34% so với tháng trước, tăng 3,45% so với cùng kỳ năm trước. Phân theo khu vực: So với tháng trước khu vực thành thị giảm 0,10%, so với cùng kỳ năm trước tăng 4,74%; nông thôn giảm 0,44% so với tháng trước và tăng 2,74% so với cùng kỳ năm trước...
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính gồm có: - 04 nhóm hàng hóa chỉ số giá tăng: Đồ uống và thuốc lá tăng 0,27% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 2,41%; May mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,45% so với tháng trước, so với cùng tháng năm trước tăng 2,83%; Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,08% so với tháng trước, so với cùng tháng năm trước giảm 2,03%; Hàng hoá và dịch vụ khác tăng 0,61% so với tháng trước, so với cùng tháng năm trước tăng 2,25%; - 05 nhóm hàng hóa chỉ số giá giảm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,52% so với tháng trước, so với cùng tháng năm trước tăng 5,53%; Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,80% so tháng trước, so cùng tháng năm trước giảm 1,22%; Thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,06% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 0,71%; Giao thông giảm 0,57% so tháng trước, so cùng tháng năm trước giảm 13,84%; Bưu chính viễn thông giảm 0,02% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 0,01%; - 02 nhóm: Thuốc và dịch vụ y tế; Giáo dục không có sự biến động so tháng trước..
DIỄN BIẾN MỘT SỐ NHÓM HÀNG CHÍNH: (Theo Báo cáo tại Công văn 390/BC.CTK-TM ngày 23/11/2020 của Cục Thống kê Hà Tĩnh về báo cáo phân tích chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số dô la Mỹ tháng 11 năm 2020).
1. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống: Giảm 0,52% so với tháng trước, so với cùng tháng năm trước tăng 5,53%. Trong đó: - Nhóm lương thực tăng 0,92% so với tháng trước, so với cùng tháng năm trước tăng 6,68%. Mưa lũ gây ngập úng đã làm hư hỏng một lượng lớn lương thực tồn trữ trong dân cư, khiến nhu cầu mua gạo các loại tăng hơn sau lũ. Hầu hết các loại gạo đều tăng giá, mức tăng khoảng 500 đồng/kg gạo. - Thực phẩm giảm 0,86% so với tháng trước, so với cùng tháng năm trước tăng 5,25%. Trong đó thịt gia súc giảm 4,15%, thịt gia cầm giảm 0,85%, thủy hải sản tươi sống tăng 0,48%. Giá thịt lợn hơi và thịt lợn thành phẩm tiếp tục giảm mạnh trong tháng. Mặc dù một lượng lợn bị chết trong dịp mưa lũ vừa qua, tuy nhiên lượng thiệt hại không đáng kể và không ảnh hưởng đến nguồn cung ứng trên thị trường. Hiện tại, giá thịt lợn hơi tại một số trang trại trên địa bàn tỉnh đã giảm xuống dưới mức 65.000 đồng/kg và còn có khả năng ở mức thấp trong thời gian dài. Trong bối cảnh dịch bệnh tả châu phi trên đàn lợn diễn biến phức tạp, xuất hiện trên phạm vi nhiều địa phương trong tỉnh đang ảnh hưởng đến khả năng tái đàn của các cơ sở chăn nuôi, nhất là dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
2. Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD: Giảm 0,80% so tháng trước, so cùng tháng năm trước giảm 1,22% Thị trường giá gas hoá lỏng trong tháng tiếp tục tăng giá, đạt mức 375.000 đồng/bình 12kg, gas hiệu Petrolimex. Do ảnh hưởng của giá gas thế giới tăng mạnh, đạt mức 435 USD/tấn (tăng 57,5 USD/tấn so tháng trước), khiến các doanh nghiệp kinh doanh gas trong nước điều chỉnh theo. Như vậy tính từ đầu năm đến nay, giá gas đã được điều chỉnh tăng 7 lần và là lần thứ 3 tăng giá liên tục. Trong khi đó, giá điện và nước sinh hoạt bình quân đều giảm do sản lượng tiêu dùng bình quân giảm hơn tháng trước. Nguyên nhân chủ yếu do thời tiết chuyển lạnh, nhu cầu sử dụng đồ điện và nước sinh hoạt đều giảm.
3.Nhóm giao thông: Giảm 0,57% so tháng trước, so cùng tháng năm trước giảm 13,84% Chỉ số nhóm giao thông giảm nhẹ, nguyên nhân do sau các kỳ điều chỉnh, giá nhiên liệu xăng dầu bình quân giảm so tháng trước. Giá các loại phương tiện xe máy, xe máy điện, ô tô ổn định.
4. Nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép: Tăng 0,45% so với tháng trước, so với cùng tháng năm trước tăng 2,83% Với điều kiện thời tiết chuyển mùa nên một số mặt hàng hàng may mặc giữ ấm, áo khoác, giày dép, đồ bộ thể thao tăng giá nhẹ, tác động đến chỉ số chung của nhóm.
5. Chỉ số giá vàng và giá đô la Mỹ: Tăng 2,25% so với tháng trước, tăng 29,46% so với cùng tháng năm trước; Chỉ số giá đô la Mỹ tăng 0,06% so với tháng trước, tăng 0,16% so với cùng tháng năm trước. Thị trường giá vàng 9999 trong tháng nhìn chung có xu hướng tăng trở lại do giá vàng thế giới tăng cùng với việc giá USD tăng. + Giá bán lẻ vàng giảm nhẹ vào giữa tháng và tăng trở lại về cuối tháng. Bình quân tháng 11 giá vàng 9999 khu vực thành thị mức giá 5.424.000 đồng/chỉ; Khu vực nông thôn 5.475.000 đ/chỉ. + Giá bán lẻ đô la Mỹ tại thời điểm ngày 21/11/2020 ở mức 23.220 đ/USD.
6. Dự báo tình hình giá cả thị trường tháng12/2020: Chỉ số giá bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tháng 12/2020 dự kiến có khả năng tăng nhẹ so với tháng 12. Nhu cầu lương thực, thực phẩm dự kiến tăng mạnh do nguồn cung tích lũy và tự túc sản xuất trong dân cư giảm do thiệt hại bởi thiên tai. Trong khi đó, giá điện, nước sinh hoạt dự kiến giảm khi thời tiết mưa nhiều, lạnh hơn so với các tháng trước đó. Giá các loại đồ dùng gia đình cũng có thể tăng do nhu cầu mua sắm, sửa chữa sau lũ.
KẾT QUẢ QUẢN LÝ VÀ CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC GIÁ &CÔNG SẢN THÁNG11/2020:
1.Tham mưu sắp xếp nhà đất theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ.
2. Tiếp tục thẩm định giá khởi điểm để bán đấu giá trụ sở (cũ)Tỉnh đoàn, trụ sở (cũ) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Tham mưu UBND tỉnh Quyết định hệ số K năm 2020.
4.Kiện toàn Hội đồng, Tổ giúp việc định giá đất cụ thể; Xây dựng Quy chế hoạt động của Hội đồng và Tổ giúp việc.
5. Thẩm định giá đất cụ thể các dự án.
6.Đánh giá tài sản trên đất thu hồi một số dự án.
7. Tham mưu UBND tỉnh phương án bán tải sản công (nhà, đất) trụ sở.
8. Ngoài ra, Phòng đã triển khai một số công việc sau: Tham gia một số Hội đồng thẩm định giá nhà nước; Thẩm định phương án phí lệ phí trình HĐND tỉnh cuối năm; Định giá tài sản trong tố tụng hình sự.
KẾ HOẠCH CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC GIÁ & CS THÁNG12/2020:
1. Tiếp tục triển khai sắp xếp nhà đất theo Nghị định số 167/2017/NĐCP ngày 31/12/2017 của Chính phủ.
2. Tiếp tục thẩm định giá khởi điểm để bán đấu giá trụ sở (cũ)Tỉnh đoàn, trụ sở (cũ) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Tham gia hội đồng đánh giá, xác định giá trị tài sản còn lại trên đất thu hồi một số dự án.
4. Tham gia Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể các dự án.
5. Tham mưu ban hành Hệ số K năm 2021; Xây dựng quy chế hoạt động của Hội đồng, Tổ giúp việc định giá đất cụ thể.
6. Tiếp tục thực hiện định giá tài sản trong Tố tụng hình sự.
7. Trình UBND tỉnh Dự thảo Quyết định Quy định giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Trên đây là báo cáo tình hình giá cả thị trường, đánh giá công tác quản lý Giá & công sản tháng 11/2020; Kế hoạch công tác 12/2020. Sở Tài chính Hà Tĩnh xin báo cáo để Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân tỉnh được biết./.