1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nhiều hình thức làm cho ngày bầu cử thực sự là ngày hội của toàn dân. Tăng cường tuyên truyền tại các xã miền núi, những nơi dân cư không tập trung, địa bàn khó khăn để tất cả người dân nắm vững về ý nghĩa ngày bầu cử, nơi bỏ phiếu và tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng đại biểu được bầu, đảm bảo tỷ lệ cử tri đi bầu cao nhất, bầu đủ số đại biểu được bầu. 2. Ban chỉ đạo bầu cử các cấp chỉ đạo khẩn trương khắc phục các tồn tại, hạn chế trong triển khai thực hiện Chỉ thị số 45-CT/TW, ngày 20/6/2020 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 46-CT/TU, ngày 07/8/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về lãnh đạo, chỉ đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 mà Đoàn Kiểm tra theo Quyết định số 131-QĐ/TU ngày 02/3/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ ra. 3. Chỉ đạo các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương thực hiện đúng tiến độ bầu cử theo luật định, lưu ý các mốc quan trọng: - Chậm nhất ngày 28/4/2021, Ủy ban bầu cử các cấp công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu HĐND theo từng đơn vị bầu cử. 2 - Chậm nhất ngày 03/5/2021, Ủy ban bầu cử tỉnh công bố danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội của tỉnh theo quyết định của Hội đồng bầu cử quốc gia. Sau khi danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND được công bố, thực hiện tốt công tác chỉ đạo, phối hợp để tổ chức cho người ứng cử thực hiện vận động bầu cử theo quy định của Luật. Việc tuyên truyền, vận động bầu cử đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai, bình đẳng, đúng pháp luật, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Thời gian vận động bầu cử kết thúc trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ. 4. Chỉ đạo các tổ bầu cử thực hiện việc niêm yết danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND kèm theo tiểu sử tóm tắt của từng người ở khu vực bầu cử chậm nhất ngày 03/5/2021; nhận các loại tài liệu, phiếu bầu cử từ các ban bầu cử chậm nhất ngày 08/5/2021. Trong thời hạn 10 ngày trước ngày bầu cử (từ ngày 13/5/2021-23/5/2021) Tổ bầu cử phải thường xuyên thông báo cho cử tri thuộc khu vực bỏ phiếu biết về ngày bầu cử, nơi bỏ phiếu bằng các hình thức niêm yết, hệ thống truyền thanh cơ sở và trên các phương tiện thông tin đại chúng khác. 5. Ủy ban bầu cử các cấp tiếp tục hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ bầu cử cho các thành viên của các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương, đảm bảo 100% thành viên của tổ bầu cử đều được hướng dẫn về nghiệp vụ bầu cử; quán triệt đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức phụ trách bầu cử; trình tự các công việc phải thực hiện trước, trong và sau ngày bầu cử như: Phân công nhiệm vụ, bố trí phòng bỏ phiếu, nhận và phát thẻ cử tri, chuẩn bị phiếu bầu, con dấu, biên bản và tài liệu, kiểm phiếu, lập biên bản kiểm phiếu, tổng hợp kết quả bầu cử, chế độ thông tin, báo cáo... 6. Ban bầu cử các cấp chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Khoản 3 Điều 24 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND năm 2015, trong đó chú trọng kiểm tra, đôn đốc việc lập, niêm yết danh sách cử tri và việc niêm yết danh sách những người ứng cử; chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc bố trí các phòng bỏ phiếu và các công việc ở phòng bỏ phiếu; nhận, phân phối tài liệu, phiếu bầu cử cho các tổ bầu cử; báo cáo tình hình tổ chức và tiến hành bầu cử.... 7. Ủy ban bầu cử các cấp chủ động, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn và xử lý theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về người ứng cử, danh sách ứng cử, danh sách cử tri và các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị khác có liên quan đến công tác bầu cử. Từ ngày 13/5/2021 (10 ngày trước ngày bầu cử), các cơ quan phụ trách bầu cử ngừng việc xem xét, giải quyết mọi khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về người ứng cử và việc lập danh sách những người ứng cử. 8. Ủy ban bầu cử tỉnh (Sở Nội vụ) chịu trách nhiệm in ấn, cấp phát tài liệu phục vụ bầu cử theo quy định; các địa phương tiếp tục chủ động rà soát lại cơ sở vật chất: Khu vực bỏ phiếu, hòm phiếu (chính, phụ), con dấu, in ấn phiếu bầu của 3 cấp mình và các loại tài liệu, cơ sở vật chất khác có liên quan chuẩn bị phục vụ bầu cử. 9. Tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội; ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng dân chủ, vi phạm pháp luật về bầu cử; kiên quyết đấu tranh chống mọi luận điệu xuyên tạc, âm mưu, hoạt động phá hoại cuộc bầu cử, lợi dụng bầu cử để gây rối an ninh trật tự; chủ động triển khai các phương án phòng chống dịch Covid-19 phục vụ cho ngày bầu cử; xây dựng phương án phòng ngừa, ứng phó với các tình huống thiên tai có thể xảy ra trong thời gian bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026. 10. Ủy ban bầu cử các cấp có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc thi hành pháp luật về bầu cử; Thường trực HĐND, UBND các cấp trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tăng cường giám sát, kiểm tra công tác bầu cử theo quy định pháp luật về bầu cử. 11. Các đoàn công tác của Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo, kiểm tra, giám sát tại địa phương, các thành viên Ủy ban bầu cử tỉnh được phân công thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình, kiểm tra, đôn đốc và chủ động phát hiện những vấn đề phát sinh liên quan hoặc ảnh hưởng đến công tác bầu cử, kịp thời đề xuất Ban Chỉ đạo bầu cử tỉnh, Ủy ban bầu cử tỉnh giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình bầu cử. 12. Các cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy mạnh đợt thi đua cao điểm, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, động viên các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân, tạo không khí phấn khởi để tổ chức thực hiện tốt cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026 gắn với thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chính trị. Yêu cầu ban chỉ đạo bầu cử các huyện, thành phố, thị xã; các cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung chỉ đạo, chủ động triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ bầu cử theo Luật định, thường xuyên báo cáo Ban Chỉ đạo và Ủy ban bầu cử tỉnh./.