1. Về nội dung tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS bao gồm: (a) Nguyên nhân, đường lây truyền HIV, các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV và các biện pháp chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV; (b) Hậu quả của HIV/AIDS đối với sức khỏe, tính mạng con người và sự phát triển kinh tế - xã hội; (c) Quyền, nghĩa vụ của cá nhân và của người nhiễm HIV trong phòng, chống HIV/AIDS; (d) Các phương pháp, dịch vụ xét nghiệm, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị người nhiễm HIV; (đ) Các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV; (e) Chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV; (g) Các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục và các nội dung về chăm sóc sức khỏe khác; (h) Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS.
2. Hình thức tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS bao gồm: (a) Thông qua các phương tiện truyền thông như: loa truyền thanh, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; chiếu phim có nội dung tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS; (b) Truyền thông theo nhóm đối tượng quản lý trên cơ sở phân loại của cơ sở quản lý; (c) Truyền thông cá nhân cho đối tượng quản lý; (d) Truyền thông trong các sự kiện: Tổ chức các cuộc thi về phòng, chống HIV/AIDS; các buổi văn nghệ và các sự kiện lồng ghép các nội dung phòng, chống HIV/AIDS nhân các sự kiện của cơ sở quản lý hoặc Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS; (đ) Lồng ghép các nội dung về phòng, chống HIV/AIDS vào chương trình giáo dục thường xuyên của cơ sở quản lý; (e) Cấp phát các ấn phẩm, tài liệu truyền thông cho đối tượng quản lý; (g) Việc tuyên truyền chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS thực hiện theo quy định tại Điều 21 Luật Phổ biến giáo dục pháp luật.
3. Mỗi đối tượng quản lý được tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS ít nhất 2 lượt trong một năm.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2021.
Tải xuống nghị định tại đây
. . . . .