Hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung một trong các quyết định thành lập, quyết định cho phép thành lập; quyết định sáp nhập, chia, tách, giải thể, chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục cũng được tăng mức phạt tối đa từ 10 lên 20 triệu đồng...
Tiêu chí mới về chuẩn hộ nghèo
Từ ngày 15/3, các địa phương bắt đầu bình xét chuẩn hộ nghèo cho năm 2022 theo Nghị định 07/2021. Theo đó, tiêu chí nghèo đa chiều đã được đưa ra khắt khe, với nhiều tiêu chỉ số hơn. Ví dụ, thu nhập bình quân trên đầu người mỗi tháng ở khu vực nông thôn phải thấp hơn hoặc bằng 1.500.000 đồng; ở thành vị phải thấp hơn hoặc đến 2.000.000 đồng. Quy định tiêu chí về thu nhập này với hộ nghèo đã tăng gấp đôi so với trước đây.
Các trường hợp được bình xét cũng buộc phải có thêm các tiêu chí khác như thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên (ví dụ: gia đình có ít nhất một người không được đi học, không có việc làm và không có bảo hiểm y tế)...
Bỏ quy định giáo viên phải có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ
Từ ngày 20/3, giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông công lập không bắt buộc có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học như hiện nay. Đây là quy định được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trong 4 thông tư 01, 02, 03, 04, quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục từ mầm non đến trường phổ thông công lập.
Các yêu cầu về ngoại ngữ không còn quy định "cứng" phải đảm bảo bậc 1 hay bậc 2, bậc 3 như trước đây mà chuyển thành "có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao". Yêu cầu về trình độ tin học chuyển thành "có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ".
Ngoài ra, các thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng bỏ quy định về trình độ ngoại ngữ thứ hai với giáo viên dạy ngoại ngữ./.