nh Đinh Tiến Dũng. Nguồn: internet
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng. Nguồn: internetBộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, những tác động bất lợi từ bên ngoài cũng như các yếu kém nội tại như: Tăng trưởng kinh tế chậm lại, áp lực lạm phát gia tăng, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, đầu tư công, đổi mới khu vực sự nghiệp công còn chậm... đã tác động không nhỏ đến công tác thu, chi ngân sách nhà nước.
Theo đó, thu ngân sách nhà nước 6 tháng đạt 49,4% dự toán, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, các khoản thu nội địa trừ đất, cổ phần hoá, cổ tức, lợi nhuận để lại, xổ số kiến thiết… đạt 46,6% dự toán, tăng 13%, cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế và CPI.
Thu từ 3 khu vực kinh tế mặc dù tăng so với cùng kỳ nhưng đạt thấp so với dự toán. Trong đó, thuế thu nhập doanh nghiệp từ các ngân hàng TMCP Nhà nước như Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank mới đạt 39% dự toán; Thu từ các doanh nghiệp ngành viễn thông cũng chỉ đạt 34,3% dự toán; Thu từ các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô thuộc khu vực FDI nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đạt 36,8%... Theo Bộ trưởng, nhìn chung các khoản thu 6 tháng đầu năm là tích cực, tuy nhiên các khoản thu từ sản xuất kinh doanh còn thấp.
Theo phân cấp, thu ngân sách trung ương 6 tháng đạt 46,2%, cao hơn cùng kỳ năm 2017; Thu ngân sách địa phương đạt 54% dự toán, có 43/63 địa phương thu nội địa đạt trên 50% dự toán, tuy nhiên còn một số địa phương thu thấp hơn dự toán.
Do đó, trong 6 tháng cuối năm 2018, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đề nghị lãnh đạo các địa phương tiếp tục vào cuộc chỉ đạo sát sao, thực hiện các giải pháp tăng cường quản lý thu phù hợp thực tế địa phương, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách.
Về chi ngân sách nhà nước, Bộ trưởng cho biết, công tác chi ngân sách đã được quản lý chặt chẽ, đảm bảo cân đối ngân sách các cấp, chi chủ yếu cho địa phương khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở bờ sông, gia cố đề điều…
Công tác giải ngân vốn 6 tháng đầu năm 2018 cao hơn cùng kỳ song còn chậm so với yêu cầu, mới đạt 32,5% dự toán, nhiều bộ, ngành, địa phương có tốc độ giải ngân thấp dưới 25%. Do đó, Bộ trưởng đề nghị các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trong xây dựng cơ bản để thúc đẩy giải ngân theo dự toán.
Bộ trưởng cho biết thêm, năm 2018 là năm thứ hai thực hiện các quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, việc chuyển nguồn chi thường xuyên chỉ cho phép đối với một số khoản chi nhất định như: chi chế độ chính sách cho con người, trường học, công nghệ… Các khoản chi khác đến hết niên độ ngân sách mà không chi hết sẽ hủy bỏ dự toán, kể cả các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình mục tiêu. Do vậy, Bộ trưởng cho rằng, các bộ, ngành, địa phương cần quán triệt chỉ đạo để triển khai giải ngân đúng dự toán, đúng chế độ quy định.
Theo Bộ trưởng, các địa phương cần phấn đấu thu đạt và vượt dự toán để có thêm nguồn chi tiêu, trường hợp nguồn thu dự kiến giảm so với dự toán cần chủ động giữ lại 50% dự phòng ngân sách địa phương để đảm bảo cân đối ngân sách địa phương, cân đối các nguồn lực tại chỗ để chủ động bù đắp số giảm thu ngân sách địa phương. Sau khi sử dụng các nguồn dự phòng, dự trữ mà vẫn không đủ bù đắp giảm thu thì phải chủ động sắp xếp, cắt giảm, giãn các nhiệm vụ chi, trong đó cần chủ động cơ cấu lại chi đầu tư phát triển của địa phương...
Trong lĩnh vực đổi mới khu vực sự nghiệp công, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhận định, nhìn chung các bộ, ngành, địa phương chậm triển khai các nhiệm vụ theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định số 695/QĐ-TTg của Thủ tướng. Sau hơn 3 năm (từ tháng 2/2015 đến nay), các bộ mới trình được Chính phủ 2 nghị định quy định về cơ chế tự chủ, còn 6/8 nghị định trong các lĩnh vực về y tế, giáo dục, thông tin truyền thông và văn hoá chưa được ban hành. Hiện nay, duy nhất Bộ Y tế đã ban hành khung giá dịch vụ khám chữa bệnh, các dịch vụ sự nghiệp công khác vẫn chưa được triển khai.
Bộ trưởng cho rằng, nếu tình trạng trên vẫn tiếp diễn thì khó thực hiện được mục tiêu theo tinh thần Nghị quyết 19, Nghị quyết 20 của Hội nghị Trung ương 6, từ đó rất khó tạo cơ sở để thực hiện các mục tiêu về cải cách tiền lương và bảo hiểm xã hội theo Nghị quyết 27, 28 của Hội nghị Trung ương 7.
Vì vậy, Bộ trưởng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ khẩn trương xây dựng các nghị định; Các địa phương tập trung xây dựng, hoàn thiện đề án sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập, tăng cường phân cấp, giao quyền tự chủ cho các đơn vị...