Cụ thể, 03 thủ tục hành chính mới gồm: Thủ tục lập kế hoạch cấp bù lãi suất, Thủ tục tạm cấp bù lãi suất hàng quý, Thủ tục quyết toán cấp bù lãi suất.
Theo đó, thủ tục lập kế hoạch cấp bù lãi suất như sau: Đối với các ngân hàng thương mại: Hàng năm, chậm nhất vào ngày 31/7, các ngân hàng thương mại lập kế hoạch cấp bù lãi suất cả năm kế hoạch (có chia ra từng quý) và gửi Bộ Tài chính (01 bộ), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (01 bộ) và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (01 bộ) để tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước.
Đối với cơ quan quản lý Nhà nước: Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính bố trí dự toán chi cấp bù chênh lệch lãi suất của ngân sách trung ương để cấp bù cho các ngân hàng thương mại cho vay thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP.
Thủ tục tạm cấp bù lãi suất hàng quý như sau: Ngân hàng thương mại gửi báo cáo quý về tình hình thực hiện cho vay của ngân hàng cho Bộ Tài chính.
Đối với cơ quan quản lý Nhà nước (Bộ Tài chính): Trên cơ sở báo cáo của các ngân hàng thương mại, tối đa 20 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo quý và văn bản đề nghị tạm cấp bù lãi suất quý của các ngân hàng thương mại, Bộ Tài chính sẽ thực hiện tạm cấp bù lãi suất. Số tiền tạm cấp bù lãi suất trong quý bằng 95% số tiền cấp bù lãi suất phát sinh quý trước.
Thủ tục quyết toán cấp bù lãi suất thực hiện như sau: Chậm nhất trong vòng 120 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, các ngân hàng thương mại phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ quyết toán và gửi Bộ Tài chính công văn đề nghị quyết toán, báo cáo tổng hợp số liệu đề nghị quyết toán cấp bù lãi suất
Đối với cơ quan quản lý Nhà nước (Bộ Tài chính): Bộ Tài chính thẩm tra số liệu đề nghị quyết toán cấp bù lãi suất.
Theo NT H.Kim (mof.gov.vn)
. . . . .